Tiêu Chuẩn Độ Dốc Xuống Tầng Hầm Hợp Lý Và An Toàn Nhất

5/5 - (10 Đánh Giá)

Tầng hầm dùng để xe hiện nay đã phổ biến trong các khu chung cư và cả trong những căn nhà cao tầng. Thiết kế dốc tầng hầm và tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm là điều mà các chung cư, gia đình đều làm khi có tầng hầm để xe. Điều này mang lại sự an toàn cho con người trong quá trình đi xe xuống hầm. Hơn nữa thiết kế được tiêu chuẩn độ dốc xuống hầm an toàn và hợp lý sẽ mang lại sự an toàn cho con người và ngăn ngừa nước từ trên đường tràn xuống tầng hầm.

Tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm và thực tế đất

Độ dốc tầng hầm

Tiêu chuẩn độ dốc tầng hầm khi đưa vào thi công cần phải đạt được các tiêu chí kỹ thuật do bộ xây dựng đưa ra. Tầng hầm dán tiếp chịu lực của toàn bộ công trình. Việc tính toán được đường dốc xuống tầng hầm làm sao cho an toàn nhất cũng là một trong những việc quan trọng nhất của kỹ thuật sư ở các công trình. Theo tiêu chuẩn xây dựng thì đường dốc tầng hầm không được quá 15%-20% so với chiều sâu.

tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm
độ dốc tầng hầm lý tưởng

Chiều cao của tầng hầm

Theo tiêu chuẩn xây dựng thì chiều cao của tầng hầm được tính từ mép của tầng hầm và vuông góc với mặt đường dốc phải đảm bảo cho phương tiện di chuyển. Một điều nữa cần lưu ý là vị trí đường xuống tầng hầm thường dễ bị trơn trượt, cần phải được xử lý vấn đề trơn trượt trước khi đưa vào sử dụng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và xe.

tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm
bố trí chiều cao tầng hầm an toàn cho người và xe

Để đảm bảo được độ ma sát an toàn mà đường hầm thường được thiết kế những rãnh xẻ. Ngoài ra dốc của tầng hầm cần được đặt hệ thống rãnh nước để cho nước không thể xuống tầng hầm gây lụt, úng.

  • Trang bị những kiến thức được đúc kết từ quá trình thi công thực tế vào các mẫu nhà đẹp bạn đã lựa chọn được trong bộ sưu tập 155 bản vẽ thiết kế biệt thự đẹp sẽ giúp bạn có được góc nhìn tổng quan về khối lượng công việc và chi phí cho công trình nhà ở gia đình

Tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm theo quy định của Bộ Xây dựng

Quy định tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm đối với các phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) lên xuống tầng hầm tại dự thảo tiêu chuẩn “Nhà cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế” do Viện Nghiên cứu Kiến trúc đang biên soạn có quy định đối với tầng hầm dùng để làm gara xe (bãi để xe) như sau: Độ dốc của các lối ra vào tầng hầm không lớn hơn 15%”.

Tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm
Tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm hợp lý và an toàn nhất

Xem thêm:

Quy định tiêu chuẩn độ dốc xuống hầm

Quy định trên đã được biên soạn trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của một số nước như:

– Tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm của Trung Quốc CJJ 15-1987- Bãi đỗ xe tại mục 3.10.10 quy định: “độ dốc dọc đối với đường dốc thẳng nên nhỏ hơn 12% và độ dốc dọc nên nhỏ hơn 9% so với độ dốc cong (đối với bãi đỗ xe dưới tầng hầm)”.

– Tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm của Liên Bang Nga SNiP 21-02-1999 – Bãi đỗ xe tại mục 5.28 quy định: “độ dốc đối với đường thẳng nên nhỏ hơn 18%, độ dốc dọc đối với đường cong tối đa là 13% (đối với bãi đỗ xe dưới tầng hầm)”.

tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm
Quy định tiêu chuẩn độ dốc xuống hầm

– Cơ sở dữ liệu thiết kế Neufert quy định: “Đường dốc thẳng tối đa là 1:7 (~ 14%) đối với chiều dài đường dốc 19,8m và 1:9 (~11%) đối với chiều dài đường dốc lớn hơn 19,8m” và “Độ dốc của đường cong tối đa là 1:12 (~8.5%).

– Điều luật bổ sung số 6655 về bãi đỗ xe của Thành phố Seoul năm 2002 tại điều 6 quy định: “các đường dốc không được lớn hơn 14% đối với đường cong và không được lớn hơn 17% đối với đường thẳng”.

Đây có thể là các cơ sở khoa học để các Công ty xây dựng Việt Nam có thể tham khảo để áp dụng để tính toán cho những dự án của mình.

Lưu ý về tầng hầm và tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm

  • Chiều cao của tầng hầm tối thiểu là 2,2m.
  • Lối ra của tầng hầm không được thông với hành lang của tòa nhà mà phải bố trí trực tiếp ra ngoài.
  • Số lượng lối ra của tầng hầm không được ít hơn 2 và có kích thước không nhỏ hơn 0,9m x 1,2m.
  • Phải thiết kế một thang máy xuống tới tầng hầm của tòa nhà.
  • Độ dốc tối thiểu của lối xuống tầng hầm là 13%.
Tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm hợp lý và an toàn nhất
Tầng hầm đẹp
  • Đường dốc thẳng và đường dốc cong là 17%.
  • Phải có giải pháp chống thấm và thông gió cho tầng hầm.
  • Nền và vách hầm cần đổ bê tông cốt thép dày 20cm để tránh nước ngầm hoặc nước thải từ các nhà lân cận thấm vào. Tuy nhiên công đoạn chống thấm phải được xử lý kỹ và đúng kỹ thuật thì mới có thể thoát nước ra đường cống công cộng.
  • Ngay dưới chân đường dẫn dốc xuống trong tầng hầm, thiết kế rãnh âm để hứng nước mưa tràn và dẫn sang lỗ ga. Từ lỗ ga này thiết kế máy bơm nước, bơm ngược ra đường lớn khi mưa lớn gây ngập.

Nên thiết kế tầng bán hầm hay tầng hầm chìm?

Tầng bán hầm được hiểu là tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang với cốt mặt đất công trình theo quy hoạch đã được duyệt. Tầng hầm chìm là tầng mà hơn một nửa chiều cao của nó được nằm dưới cốt mặt đất công trình theo quy hoạch được duyệt. Cả hai kiểu tầng hầm này đều có vai trò và công dụng như nhau. Nó đều là nơi để xe, dùng làm kho cho gia đình. Tầng hầm còn có một tác dụng khác đó là làm một lớp cách ẩm tốt cho ngôi nhà của bạn.

Thiết kế tầng hầm nhà phố
Thi công tầng hầm nhà phố

Tuy nhiên thì tầng hầm chìm thường sẽ phù hợp với những nơi khá lạnh, cần giữ ấm. Đối với những nơi nóng ẩm mưa nhiều như ở Việt Nam thì chúng tôi khuyên bạn nên làm tầng bán hầm sẽ phù hợp hơn. Tầng bán hầm dễ thông thoáng, không phải đi xuống quá sâu nên dễ sinh hoạt hơn. Ngoài ra tầng bán hầm còn tốt về mặt phong thủy. Tầng bán hầm tạo lớp đệm cách ẩm, tạo cho không gian thông thoáng, khí lưu thông một cách dễ dàng, giảm những khí xấu.

Chi phí xây dựng tầng hầm

Đây cũng là một câu hỏi được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Để tính được chi phí xây dựng tầng hầm thì cần phải tính được diện tích của tầng hầm. Mỗi diện tích sẽ được tính toán như sau:

– Nếu độ sâu của tầng hầm <= 1,2m so với cote vỉa hè thì công thức = 150% diện tích x đơn giá xây dựng thô.

– Nếu độ sâu của tầng hầm từ 1,2m – 1,8m so với cote vỉa hè thì được tính = 170% diện tích x đơn giá xây dựng thô.

tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm
Chi phí xây dựng tầng hầm hợp lý

– Nếu độ sâu 1,8m – 2,5m so với cote vỉa hè thì công thức tính = 200% diện tích x đơn giá xây dựng thô.

– Nếu độ sâu trên 2,5m so với cote vỉa hè thì được tính = 300% diện tích x đơn giá xây dựng thô.

Đảm bảo an toàn khi sử dụng tầng hầm

Để đảm bảo được an toàn và thuận lợi cho chủ nhà khi sử dụng tầng hầm nên hạn chế đường cong trong tầng hầm. Không nên bố trí đường hầm gara gần đường giao thông để tránh tai nạn. Để đảm bảo độ an toàn cho tầng hầm thì phải tạo ra độ ma sát như những rảnh xe, chống trơn dưới tầng hầm. Ngoài ra ánh sáng tầng hầm cũng phải được đảm bảo. Nên sử dụng bóng đèn neon hoặc compact để tiết kiệm điện và đủ ánh sáng.

tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm
Đảm bảo an toàn khi sử dụng tầng hầm

Một căn hầm được thiết kế đẹp thì không chỉ dùng để làm nơi đậu xe mà còn có thể làm văn phòng, nơi buôn bán hoặc các công năng khác. Tất cả những thông tin của Architec Việt ở trên đã giúp các bạn có được phần nào những hiểu biết về tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm. Chúc các bạn làm được một căn nhà cũng như sở hữu được một tầng hầm ưng ý nhất.

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts