Không đơn giản là có tác dụng mở rộng diện tích sinh hoạt và đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình, tầng lửng còn có vai trò như một yếu tố tạo nét đẹp mỹ quan cũng như tạo không gian sống thoáng đãng nếu được thiết kế đúng tiêu chuẩn. Vậy thiết kế chiều cao tầng lửng như thế nào là hợp lý? Dưới đây là những nguyên tắc vàng khi thiết kế chiều cao tầng lửng. Mời quý vị và các bạn cùng tham khảo để xây dựng cho mình một ngôi nhà đẹp, thoáng và sang trọng nhé.
Công dụng của tầng lửng
Tầng lửng hay còn gọi là gác xép là một tầng trong kiến trúc của một ngôi nhà ở nhưng nó lại nằm ở giữa, ở trung gian giữa các tầng và không được tính thành một tầng trong tổng thể một ngôi nhà. Thông thường tầng lửng sẽ được xây dựng ở giữa tầng 1 với tầng 2. Đối với những ngôi nhà có diện tích hẹp thì việc chọn lựa thiết kế tầng lửng rất được ưa chuộng. Tuy vậy, khi thiết kế tầng lửng các bạn cần phải chú ý, tìm hiểu kỹ lưỡng quy định chiều cao tầng lửng, quy định diện tích để dễ dàng thiết kế tầng lửng theo sở thích của mình.Thường thì một căn nhà có thiết kế tầng lửng khi có những đặc điểm sau:
- Khi mà diện tích xây dựng không được rộng lắm nhưng gia đình lại cần mặt bằng trệt để kinh doanh hoặc làm nơi để xe, nhà kho.
- Khi buộc phải giới hạn chiều cao của công trình nhưng gia đình cần mặt bằng rộng.
Thiết kế tầng lửng
Tầng lửng được thiết kế và trang trí khác nhau tùy thuộc vào quan điểm thẩm mỹ và kết cấu kỹ thuật của tòa nhà. Với một số căn nhà nhỏ và vừa thì gia chủ thường dùng tầng trệt để làm nơi kinh doanh thì phòng bếp, phòng khách, phòng ăn sẽ được đưa lên tầng lửng.
Với những ngôi nhà rộng thì tầng lửng được thiết kế với mục đích giải trí như trang trí, phòng đọc sách hoặc phòng sinh hoạt chung.
Bên cạnh đó để tôn lên được nét đẹp hiện đại cũng như duy trì được sự thoáng mát cho tầng lửng thì các bạn cũng cần chú ý đến việc lựa chọn nội thất và vật liệu trang trí. Không nên dùng quá nhiều vật liệu bằng gỗ để tránh cảm giác nặng nề, chật chội. Tốt nhất nên sử dụng vật liệu bằng kính trong suốt để tạo cảm giác không gian rộng và thông thoáng hơn. Ngoài ra các đồ dùng đa chức năng có thể gấp gọn sau khi sử dụng cũng là lựa chọn hoàn hảo để tăng không gian cho tầng lửng.
Yếu tố quan trọng khi lựa chọn màu sắc tầng lửng
Khi thiết kế tầng lửng thì yếu tố màu sắc cũng là yếu tố bạn cần quan tâm để gác lửng của gia đình bạn trở nên đẹp và thông thoáng hơn. Các màu sắc nên sử dụng đó là màu sáng, màu trung tính như màu trắng, kem, vàng nhạt, lam nhạt,… tạo cảm giác bình yên và dễ chịu cho mọi người.
Để không gian tầng lửng trở nên xinh đẹp hơn thì các bạn nên chọn các loại đèn trang trí có ánh sáng dịu, kích thước phù hợp. Ngoài ra nên kết hợp thêm các bức tranh, bình hoa nhỏ xinh cho không gian thêm ấm áp.
Quy định chiều cao tầng lửng
Để có được một tầng lửng đẹp thì đầu tiên gia chủ phải xác định được chiều cao của tầng trệt. Theo quy định khi thiết kế chiều cao tầng lửng đó là chúng ta chỉ thiết kế khi chiều cao tầng trệt phải trên 7m đối với những mẫu thiết kế nhà phố hay nhà cao tầng. Còn đối với các mẫu nhà 1 trệt 1 lửng thì chiều cao của tầng trệt thường từ 4,5m-5m. Như vậy thiết kế chiều cao tầng lửng sẽ dao động trong khoảng từ 2,2m – 2,5m.
Lưu ý các bạn không nên thiết kế tầng lửng của mình cao quá 3m vì điều đó sẽ dẫn đến bố cục của ngôi nhà bị biến dạng, mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
Theo các chuyên gia về kiến trúc thì để thiết kế chiều cao tầng lửng đẹp và thông thoáng thì tầng lửng không được thiết kế quá 80% diện tích xây dựng. Ngoài ra có được phép xây dựng tầng lửng hay không còn phụ thuộc vào quy định của từng đơn vị quy hoặc từng quận. Ở Việt Nam có một số quy định nhất định về diện tích, kết cấu chịu lực của ngôi nhà đối với các căn nhà xây dựng gác lửng. Vậy nên khi xây dựng và thiết kế nhà bạn phải tìm hiểu kỹ các quy định kỹ thuật về xây dựng và thiết kế gác lửng nhé.
Lưu ý khi thiết kế tầng lửng
Khi thiết kế tầng lửng cho các ngôi nhà hiện đại thì tầng lửng phải được chú ý một số gác lửng để có được thiết kế đẹp nhất.
Chiều cao tầng lửng được xây với độ cao trung bình khoảng từ 2,5-2,8m. Nếu chiều cao tầng lửng được xây dựng thấp hơn so với chiều cao chuẩn ở trên sẽ làm cho không gian này trở nên bí bách, khó chịu hơn. Ngoài ra việc thiết kế tầng lửng cũng phải nhỏ gọn để tiết kiệm diện tích trong nhà.
Đối với vật liệu sử dụng trong thiết kế tầng lửng thường được chọn là gỗ, ván xi măng, bê tông,…Tuy nhiên vật liệu tốt nhất để thiết kế gác lửng bằng bê tông. Bê tông đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ, an toàn nhất cho người sử dụng. Nếu sử dụng chất liệu này chủ đầu tư có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như phòng chứa đồ, khu vực vui chơi trẻ em,…
Tầng lửng được thiết kế nên lưu ý đến mục đích sử dụng của tầng lửng. Tầng lửng là không gian được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau tùy theo yêu cầu của mỗi người cùng đặc điểm kết cấu của ngôi nhà đó. Nó có thể được sử dụng làm phòng ăn, phòng sinh hoạt chung, phòng khách, phòng ngủ hay không gian phòng thờ. Tùy theo mục đích sử dụng quý khách có thể sử dụng được những không gian gác lửng hoàn hảo nhất.
5 điều cấm kị khi thiết kế tầng lửng
Thiết kế gác xép có độ dốc quá lớn: Nếu thiết kế gác xép quá dốc sẽ khiến cho khí đi vào trong không gian và cũng nhanh chóng bị thoát ra ngoài. Chính vì vậy để đạt được hiệu quả tụ khí, chính vì thế nên để gác xép có độ dốc nhỏ một chút.
Thiết kế xà ngang chèn ép gác xép: Khi thiết kế xà ngang cần tránh chèn ép trên đỉnh vì đây là một điều tối kị nhất trong phong thủy nếu không tài lộc sẽ suy giảm, hao tài tốn của.
Dùng không gian gác xép làm phòng ngủ: Đây là không gian gây nhược điểm về vị trí, hao tổn năng lượng cho người sử dụng. Chính vì vậy không nên sử dụng gác xép làm không gian phòng ngủ mà chỉ nên sử dụng làm phòng chứa đồ, bớt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Thiết kế gác xép không có cửa sổ
Vốn dĩ không gian gác xép có không gian tương đối nhỏ hẹp. Bởi thế phải thiết kế sao cho không gian nhà gác lửng được cho thông thoáng nhất. Vì vậy các bạn nên thiết kế thêm cửa sổ cho không gian gác xép này. Chiếc cửa sổ trên gác lửng sẽ giúp cho ánh sáng tự nhiên tràn vào trong không gian, khiến cho không khí được lưu thông, tinh thần con người trở nên phấn chấn và thoải mái hơn. Không gian này nên sử dụng những màu sắc sáng, không nên sử dụng màu trầm, đậm khiến không gian càng u ám hơn.
Cầu thang bố trí thẳng với gác xép: Không nên thiết kế cầu thang thẳng để tài khí bớt đi xuống. Nên thiết kế cầu thang vòng, xoắn ốc để tài khí có thể được giữ lại.
Trên đây là những quy tắc vàng về quy định thiết kế chiều cao tầng lửng cùng những kinh nghiệm về bố trí gác lửng sao cho đẹp và thông thoáng. Hi vọng với những chia sẻ của Architec Việt thì các bạn sẽ tự thiết kế được cho mình ngôi nhà có một tầng lửng thật đẹp và thông thoáng.
Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Cách phối gạch nền với màu tường hài hòa ấn tượng nhất.