Móng Nhà Cọc Tre Có Tốt Không?

5/5 - (10 Đánh Giá)

Móng nhà cọc tre có tốt không? So với nhiều loại cọc khác, cọc tre cũng là một trong những loại được sử dụng khá ưa chuộng trong hoạt động gia cố nền tại những vùng đất công trình yếu, hay xảy ra tình trạng ngập nước. Tuy nhiên khi thực hiện thi công thì bạn có biết móng nhà cọc tre có tốt không? Nếu chưa thì hãy cùng tham khảo những thông tin về kinh nghiệm làm móng nhà bằng cọc tre trên nền đất yếu được chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.

Móng nhà cọc tre có tốt không?

Công trình có tải trọng nhỏ xuống móng: Phương án này thích hợp cho nhà thấp tầng từ 1 đến 3 tầng, với tải trọng không quá lớn. Móng đóng cọc tre có khả năng chịu tải tốt trong những trường hợp như vậy.

Mực nước ngầm trong đất: Nếu mực nước ngầm trong đất cách mặt đất tự nhiên khoảng 1 đến 1.5m, móng đóng cọc tre cũng là phương án phù hợp. Cọc tre có khả năng chống nước tốt và giữ được tính ổn định trong môi trường có mực nước ngầm cao.

Nền đất yếu và có sự pha trộn của bùn, sét dẻo pha cát chảy: Móng đóng cọc tre cũng được sử dụng khi đất có tính chất yếu, đặc biệt là khi có sự kết hợp của bùn, sét dẻo pha cát chảy. Cọc tre có khả năng cơ động và khả năng tăng cường chịu tải trong các điều kiện này.

Móng nhà cọc tre có tốt không
Móng nhà cọc tre có tốt không?

Phạm vi áp dụng biện pháp thi công cọc tre

Cọc tre được sử dụng để gia cố nền đất cho những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn hoặc để gia cố cừ kè vách hố đào. Đóng cọc tre là để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của đất nền.

Cọc tre được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, ngập nước. Nếu cọc tre làm việc trong đất luôn ẩm ướt thì tuổi thọ sẽ khá cao (50-60 năm và lâu hơn). Nếu cọc tre làm việc trong vùng đất khô hoặc ướt thất thường thì cọc rất nhanh bị mục nát.

Chỉ được đóng cọc tre trong đất ngập nước để tre không bị mục nát, nếu đóng trong đất khô không nước sau đó tre bị mục nát thì lại phản tác dụng làm nền đất yếu đi.

Không đóng cọc tre trong đất cát vì đất cát không giữ được nước, thường chỉ đóng cọc tre trong nền đất sét có nước.

Khoảng cách đóng cọc tre bao nhiêu là đủ? Thông thường người ta đóng 16-25 cọc/m2 vì dễ chia (khoảng cách cọc 20-25 cm ). Dày hơn nữa chắc không thể đóng được.

Hiện tại, chưa thấy lý thuyết tính toán cụ thể nhưng ta có thể làm như sau: trong giai đoạn thiết kế giả sử sau khi đóng cọc tre đất nền đạt được độ chặt nào đó (thông qua hệ số rỗng) từ đó tính được sức chịu tải đất nền lấy đó làm căn cứ thiết kế móng (hoặc có thể giả sử sức chịu tải đất nền sau khi đóng cọc).

Sau khi đóng cọc xong làm thí nghiệm lại để kiểm tra sức chịu tải của nền đất nếu không khác nhiều so với sức chịu tải giả thiết thì không cần sửa thiết kế (thực tế ít có thí nghiệm kiểm tra mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm).

Kinh nghiệm làm móng nhà bằng cọc tre trên nền đất yếu

Với biện pháp, quy trình thi công cọc tre hiện nay, việc bảo đảm kỹ thuật thi công cần được chắc chắn rằng phải nắm rõ các yêu cầu kỹ thuật dưới đây để hoàn thiện quá trình thi công cọc tre trong xây dựng thực tế.

  • Cọc phải được dựng thẳng trước khi đóng, trong quá trình đóng cọc tre phải luôn dữ thẳng cọc và đóng theo hướng thẳng đứng. Không được để cho cọc đi xuống theo hướng nghiêng.
  • Đối với đầu cọc: Đầu cọc cần được lót bằng tấm đệm để tránh bị vỡ đầu cọc trong quá trình đóng.
  • Trong quá trình đóng cọc tre. chỉ đóng một cọc một, không được đóng nhiều cọc một lúc để tránh trường hợp các cọc được hạ bị nghiêng.
  • Đóng cọc phải đạt được độ chối tối đa. Để đạt được yêu cầu này cần chú ý đến công tác đóng thử cọc.
  • Nếu đóng cọc xong, đầu cọc bị vỡ thì cần cắt bỏ phần đầu cọc đó đi. Hoặc đầu cọc trên mực nước ngầm thì cần phải cắt bỏ phần đầu cọc trên mực nước để đảm bảo cọc không bị mối mọt khi sử dụng.
  • Các cọc phải được phân bố đều trên diện tích móng
  • Chú ý khi thợ vát nhọn cọc thì chỉ vát đầu trên chiều dài 10 – 15 cm, nếu vát nhiều hơn cọc sẽ mất chiều dài thiết kế, dẫn đến không đảm bảo được sức chịu tải của nền móng.
  • Đóng cọc theo thứ tự từ ngoài vào trong, đi theo đường xoáy chôn ốc

Chúng tôi hy vọng rằng, với những chia sẻ như trên, bạn có thể áp dụng cho hiện trạng nền đất yếu của gia đình mình. Chúng tôi hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết đến bạn. Cùng chờ đón những bài viết tiếp theo với những kiến thức bổ ích về các phong cách thiết kế thú vị nhé.

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts