Hồ Sơ Xin Giấy Phép Xây Dựng

1.7/5 - (10 Đánh Giá)

Hồ sơ bản vẽ xin giấy phép xây dựng gồm những gì? Quy trình xin cấp phép ra sao là câu hỏi tất cả các gia chủ quan tâm khi muốn xây nhà. Bạn đang có một lô đất muốn xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nhưng không biết thủ tục xin cấp phép xây dựng như thế nào? Hay ngôi nhà sau một thời gian dài sử dụng bắt đầu xuống cấp, không đảm bảo công năng sử dụng cũng như tính thẩm mỹ. Vì vậy, bạn nảy sinh nhu cầu sửa chữa, tân trang lại hoặc xây mới. Lúc này, gia chủ cần phải xin cấp phép xây dựng cho công trình của gia đình.

Khi bạn có nhu cầu xin cấp phép xây dựng, hoặc xin Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, di dời công trình hoặc điều chỉnh, gia hạn Giấy phép xây dựng thì bạn cần thực hiện các bước cơ bản sau để được cấp Giấy phép xây dựng (trừ trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng):

Bản vẽ hồ sơ xin cấp phép xây dựng sẽ được công ty Architect Việt thiết kế dựa trên nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình, sau khi thiết kế xong sẽ được gửi lên cơ quan quản lý nhà nước để xin cấp phép và hồ sơ xin cấp phép xây dựng sẽ làm cơ sở để thiết kế và thi công những công trình về sau.

Giấy phép xây dựng là gì? quy trình xin cấp giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là một loại văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng nhà mới/ di dời công trình/ hoặc tân trang, sửa chữa lại. Xin giấy phép xây dựng là thủ tục bắt buộc trước khi xây nhà, trừ một số trường hợp được miễn phép xây dựng sau đây:

  • Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn.
  • Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị trong nhà mà không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài của công trình.
bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì
Hình ảnh bản vẽ mặt bằng nhà ở xin phép xây dựng

Quy trình xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:

Quy trình và các thủ tục pháp lý và hồ sơ xin cấp phép xây dựng được chia thành 5 bước và các loại giấy tờ mà bạn cần phải đi xin và chuẩn bị.

Bước 1: Kiểm tra thông tin về việc vị trí thửa đất có thuộc diện được miễn xin cấp phép xây dựng hay thuộc trường hợp bắt buộc phải xin phép xây dựng. Nếu thuộc diện miễn xin cấp phép thì có thể xây dựng tùy ý, nếu bắt buộc phải xin phép thì tiến hành bước tiếp theo

Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu hợp lệ để lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng tại cơ quan cấp phép

Bước 4: Cơ quan cấp phép tiến hành kiểm tra hồ sơ

Bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì? Nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan cấp giấy phép sẽ ghi biên bản và hẹn ngày khảo sát. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì cơ quan cấp giấy phép sẽ trả hồ sơ về hoặc hướng dẫn người đề nghị hoàn thành thủ tục.

Bước 5: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng.

Bước 6: Trước khi khởi công 7 ngày, chủ nhà gửi thông báo khởi công đến cơ quan cấp giấy phép và UBND phường /xã.

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm những gì

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng bao gồm những loại giấy tờ, tài liệu hợp lệ sau:

  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu (01 bản)
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng đất (có kèm theo bản vẽ hiện), 01 bản sao có công chứng.
  • Sổ hộ khẩu bản phô tô công chứng.
  • Chứng minh thư nhân dân bản phô tô công chứng.
  • Giấy chứng nhận quy hoạch
  • Bản vẽ xin cấp phép xây dựng

Lưu ý: Nếu lô đất đứng tên hai vợ chồng thì chứng minh thư cũng phải có hai bộ và ngược lại.

Để có giấy chứng nhận này chủ nhà phải xin tại sở quy hoạch kiến trúc nếu bạn ở thành phố Hà Nội còn nếu bạn ở các tỉnh khác thì bạn phải xin cấp phép xây dựng tại phòng Quy hoạch kiến trúc.

Lưu ý: Tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì có sở quy hoạch kiến trúc còn các tỉnh khác thì chỉ có phòng quy hoạch kiến trúc (phòng này trực thuộc sở xây dựng của các tỉnh).

Hồ sơ bản vẽ xin cấp phép xây dựng phải do Công ty có chức năng nhiệm vụ thiết kế và phải có đủ chứng chỉ năng lực do nhà nước cấp, đặc biệt người chủ chỉ vẽ cũng phải có chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư do nhà nước cấp.

Bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì?

Bản vẽ xin phép xây dựng bao gồm:

  • 02 bộ A3 in đen trắng + Phối cảnh 3D in màu
  • Hồ sơ thiết kế kiến trúc
  • Hồ sơ thiết kế kết cấu
  • Hồ sơ thiết kế hệ thống điện
  • Hồ sơ thiết kế cấp thoát nước
  • Bản vẽ triển khai thi công: 02 bản
  • Giấy đăng ký kinh doanh của công ty
  • Giấy chứng nhận hoạt động kiến trúc của công ty
  • Chứng chỉ hành nghề của kiến trúc sư.

Trong đó mỗi bộ bản vẽ triển khai thi công (bản vẽ xin giấy phép xây dựng) bao gồm:

  • Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất
  • Bản vẽ các mặt bằng và các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình.
  • Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực)
  • Mặt bằng tầng hầm (nếu có), mặt bằng tầng 1, mặt bằng tầng 2, mặt bằng tầng 3, mặt bằng tầng 4, mặt bằng mái.

hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Bản vẽ mặt bằng định vị khu đất.

hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Mặt bằng mái

Mặt đứng chính và mặt cắt công trình nhà phố cao tầng

hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Mặt đứng chính và mặt cắt công trình

Hạng mục kết cấu

Gồm kết cấu cơ bản của công trình. (bản vẽ kết cấu còn nhiều bản vẽ khác, hình dưới chỉ là bản tham khảo).

hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Hạng mục cấp thoát nước cho công trình.

hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Hạng mục cấp thoát nước cho công trình

Biện pháp thi công cho công trình

hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Biện pháp thi công cho công trình

Hồ sơ xin phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ:

Nhà ở riêng lẻ tại các đô thị:

– 1 đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục số 18 của Thông tư này;

– 1 bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

– Các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt các bộ phận, hạng mục công trình đề nghị điều chỉnh, theo tỷ lệ 1/50 – 1/200;

Đối với nhà ở riêng lẻ ở nông thôn:

– 1 đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục số 19 của Thông tư này;

– 1 bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng xây dựng điều chỉnh theo mẫu tại Phụ lục số 15 của Thông tư này;

Nội dung của giấy phép xây dựng điều chỉnh được ghi trực tiếp vào giấy phép xây dựng đã cấp hoặc ghi thành phụ lục riêng và là bộ phận không tách rời với giấy phép xây dựng đã được cấp.

Trường hợp xây dựng sai với giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị xử lý vi phạm theo quy định hiện hành, trước khi đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Các giấy tờ khác:

  • Đăng ký kinh doanh của đơn vị thiết kế đủ năng lực
  • Chứng chỉ hành nghề thiết kế của chủ trì thiết kế
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ đầu tư
  • Giấy phép phòng cháy (nếu là danh mục các công trình phải xin phép Phòng cháy chữa cháy)
  • Hồ sơ đánh giá tác động môi trường (nếu cần)
  • Hồ sơ thẩm tra,thẩm duyệt thiết kế kèm đăng ký kinh doanh và hồ sơ năng lực và chứng chỉ hành nghề của người thẩm tra thiết kế (nếu cần).

Hiện nay, nhu cầu xây nhà mới và tân trang, sửa chữa lại nhà tăng cao. Tuy vậy, nhiều người không nắm bắt được hoàn toàn thủ tục và gặp khó khăn trong việc xin giấy phép xây dựng. Trong đó bao gồm cả những khó khăn khi xác định bản vẽ xin phép xây dựng sao cho đúng và đạt yêu cầu của cơ quan nhà nước đề ra.

Như vậy để công trình của bạn được thi công nhanh chóng và trơn tru, hãy liên hệ đội ngũ Architect Việt. Chúng tôi nhận thiết kế bản vẽ, lo thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng kết hợp thi công xây dựng và bàn giao khi hoàn thiện ngôi nhà.

Bên trên là bộ hồ sơ bản vẽ xin phép xây dựng còn bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế nhà ở hoàn chỉnh thì bao gồm những gì? Có rất nhiều người nhầm lẫn về 2 loại hồ sơ này. Hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn giải đáp thắc mắc về hồ sơ bản vẽ thiết kế nhà ở hoàn chỉnh.

Bản vẽ thiết kế kiến trúc nhà ở đầy đủ, chi tiết

Thế nào là một bản vẽ thiết kế nhà ở?

Bản vẽ thiết kế nhà ở là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà. Là bộ hồ sơ diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, cũng như kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà, chủ nhà chỉ việc căn cứ vào bản vẽ đó xây nên một ngôi nhà hoàn chỉnh.

Thông qua bản vẽ mà các kiến trúc sư đã thiết kế, các nhà thầu xây dựng biết được quy cách xây nên một ngôi nhà, biết được diện tích, các kích thước, bố trí ra sao,…

Việc thiết kế một bộ hồ sơ nhà hoàn chỉnh trước khi bắt tay vào xây dựng là một việc hoàn toàn có lợi, bạn sẽ bỏ ra một khoản chi phí không đáng kể nhưng lại đem cho bạn một sự an tâm, đảm bảo nhất định khi xây nhà. Nếu như bạn có chút kiến thức về ngôn ngữ kiến trúc và giám sát thi công thì bạn sẽ kiểm soát được kỹ thuật thi công và lắp đặt kết cấu, điện nước có chính sát không.

Vậy bản vẽ thiết kế nhà ở sẽ bao gồm những gì?

Thông thường một bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc nhà ở hoàn chỉnh có tổng cộng từ 80-200 trang A3, chúng được thiết kế vô cùng chi tiết và tỉ mỉ, tùy thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của công trình xây dựng mà số lượng của bản vẽ thiết kế nhiều hay ít và chúng được sắp xếp đúng theo trình tự khoa học và theo từng hạng mục để bạn có thể dễ dàng thi công.

Một bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc nhà ở hoàn chỉnh sẽ bao gồm có 4 phần:

  • Hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc
  • Hồ sơ bản vẽ thiết kế chi tiết
  • Hồ sơ bản vẽ thiết kế kết cấu
  • Hồ sơ thiết kế phần điện và hồ sơ cấp thoát nước và công nghệ thông tin
  • Hồ sơ thiết kế nội thất (nếu có)

Thành phần 1 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh

* Về phần thiết kế kiến trúc sẽ bao gồm những bản vẽ thiết kế sau:

Về phối cảnh: đó chính là hình ảnh mô tả trực quan chân thực nhất từ ý tưởng thiết kế cho đến thực tế xây dựng. Hình ảnh phối cảnh thường là hình ảnh diễn họa 3D, thể hiện hình ảnh 3 chiều để giúp cho gia chủ có được cái nhìn trực quan nhất, sinh động nhất, dễ hình dung nhất về ngôi nhà của mình từ những góc nhìn khác nhau.

Bản vẽ mặt bằng: giúp định vị hướng và định vị không gian xung quanh của ngôi nhà để bạn có thể hình dung ngôi nhà của mình được hoàn thiện trong tương lai.

Bản vẽ mặt đứng: Thể hiện được chiều cao cân đối về hình khối của ngôi nhà, từ phía mặt tiền.

Bản vẽ mặt cắt: Mặt cắt thể hiện những chi tiết bên trong vô cùng rõ nét và dễ hiểu, giúp cho đội ngũ thi công dễ dàng.

Bản vẽ xin phép xây dựng nhà ở của công trình nhà ở kết hợp văn phòng 6 tầng mặt tiền 8m Anh Thảo – Hà Đông.

Mặt bằng tổng thể tầng trệt của bản vẽ xin phép xây dựng nhà ở tại Hà Đông được thiết kế bao gồm: khu vực để xe máy và ô tô + Kho + Thang máy.

bản vẽ xin phép xây dựng cho nhà cấp 4
Bản vẽ tầng trệt trong bộ hồ sơ bản vẽ xin phép xây dựng nhà ở

Mặt bằng tổng thể tầng lửng bao gồm: Văn phòng cho thuê + Khu vực WC + Cầu thang bộ + Thang máy.

bản vẽ xin phép xây dựng
Bản vẽ chi tiết mặt bằng tầng lửng

Mặt bằng tổng thể tầng 2,3,4 bao gồm: Văn phòng cho thuê + WC + Cầu thang bộ + Thang máy.

bản vẽ mặt bằng tầng 2,3,4
Bản vẽ chi tiết mặt bằng tầng 2,3,4 làm văn phòng cho thuê

Mặt bằng tổng thể tầng 5 bao gồm: Phòng khách + Phòng ăn + Phòng bếp + WC + Thang bộ + Thang máy.

bản vẽ mặt bằng tầng 5
Hình ảnh mặt bằng tầng 5

Mặt bằng tổng thể tầng 6 bao gồm: 3 Phòng ngủ + 3 WC + Thang máy + Thang bộ.

mặt bằng tầng 6
Hình ảnh mặt bằng tầng 6

Mặt bằng tổng thể tầng tum: Phòng ngủ giúp việc + Kho chứa đồ +Thang máy + Thang bộ + Giếng trời + Sân phơi đồ.

hình ảnh mặt bằng tầng tum
Bản vẽ mặt bằng chi tiết tầng tum

Ngay từ những ngày đầu và trong suốt quá trình phát triển của mình, Architec Việt xác định chiến lược thiết kế kiến trúc thích ứng với tự nhiên, mỗi công trình luôn là sự gắn kết hài hòa giữa lợi ích của Chủ đầu tư, giá trị nhân văn, thẩm mỹ, tính bền vững và hơn hết là sự thăng hoa giữa nghệ thuật và công nghệ tiên tiến.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts