Biện pháp thi công móng băng như thế nào? Các bạn cùng tìm hiểu về các biện pháp thi công móng băng. Nhưng trước hết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem móng băng là gì? Và nhà kiểu nào thì có các biện pháp thi công móng băng ra sao?
Móng băng là một loại móng thường hay được sử dụng phổ biến trong thi công, xây dựng nhà ở. Móng băng là loại móng mà có kích thước chiều dài rất lớn so với chiều rộng và thường được dùng dưới nhà, dưới tường hay dưới dãy cột. Khi dùng móng băng ở dưới dãy cột thì gọi là móng băng giao thoa. Móng bằng được áp dụng thi công phổ biến nhất trong xây dựng nhà ống với kích thước đặc trưng là sâu và hẹp.
So với các loại móng khác như móng cọc, móng bè thì biện pháp thi công móng băng đơn giản và tiết kiệm chi phí vì vậy được sử dụng rất nhiều trong xây dựng.
Các bước để tiến hành biện pháp thi công móng băng bao gồm : Giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, công tác cốt thép, công tác cốp pha, công tác bê tông.
Biện pháp thi công móng băng trong xây dựng nhà ở
Khi xây dựng nhà ở bằng móng băng thì bạn nên biết rằng có các loại móng trong xây dựng chính đó chính là:
- Móng cứng
- Móng mềm
- Móng kết hợp
Biện pháp thi công móng mà bạn cần phải biết
Khi mà chiều sâu đặt móng lớn thì bạn nên dùng móng băng mềm để giảm bớt được chiều sâu khi đặt móng. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí khi thi công
Khi mà chiều sâu đặt móng nông thì bạn nên dùng móng bằng bê tông cốt thép.
Khi mà móng cần có cường độ cao thì bạn nên dùng móng bê tông cốt thép. Đế móng làm bằng bê tông cốt thép thì hầu hết các trường hợp nhà làm khung bê tông cốt thép. Khi đó cốt thép cột được liên kết với cốt thép móng.
Khi mà thi công nhà có tầng hầm thì móng băng còn có tác dụng đó là chắn đất, tạo tầng hầm. Tầng hầm nhà ở có thể nằm dưới mặt đất hoặc một phần nằm trên mặt đất. Móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn so với nền tầng hầm một khoảng ≥0,4m và đỉnh của móng phải nằm dưới sàn tầng hầm.
Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà và móng băng tường ngăn. Cách thi công móng băng thông thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
Quy trình cách làm móng băng bao gồm các bước như sau
Dưới đây là các bước quy trình thi công móng băng mà bạn cần phải biết để đảm bảo cho công trình xây dựng được an toàn, chất lượng. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đưa ra những lưu ý cần thiết trong quá trình thi công thực hiện cần tuân thủ để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Bước 1 : Giải phóng mặt bằng – Công tác chuẩn bị vật liệu thi công
Trước khi thi công móng băng thì việc đầu tiên cần làm là giải phóng mặt bằng thi công. Sau đó là công tác chuẩn bị bao gồm : máy móc, trang thiết bị bảo hộ lao động, nhân công. Một số nguyên vật liệu như : thép, đá, cát vàng, xi măng…
Bước 2 : San lấp mặt bằng – Công tác đất, vệ sinh khu đất xây dựng
Sau khi đã giải phóng mặt bằng thì bước tiếp theo là san lấp mặt bằng để tiến hành xây dựng, dọn dẹp khu đất xây dựng sạch sẽ để thuận tiện cho quá trình thi công. Bước này bao gồm 3 công đoạn : định vị các trục công trình biệt thự trên khu đất -> đào đất xung quanh trục đã định sẵn -> dọn sạch móng vừa đào, hút nước đi nếu xuất hiện nhiều nước dưới hố móng.
Bước 3 : Công tác cốt pha móng băng
Trong biện pháp thi công móng băng thì công tác cốt thép là một trong những bước quan trọng nhất. Khi tiến hành thi công móng băng thì cột thép có thể được gia công ở nhà máy nhưng nền móng phải đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công. Cụ thể :
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bể tông cần đảm bảo :
- Bề mặt cốt thép phải sạch, không dính bùn đất, vảy sắt, dầu mỡ .
- Các thanh thép có thể bị hẹp, bị giảm diện tích do các nguyên nhân khác cũng không được phép vượt quá giới hạn 2%.
- Cốt thép phải được gia công, uốn và nắn thẳng.
Những điều cần lưu ý khi cắt và uốn thép để chuẩn bị cho thi công:
+ Các công đoạn cắt và uốn cốt thép phải được thực hiện bằng những phương pháp cơ học.
+ Cốt thép phải được cắt và uốn sao cho phù hợp với hình dáng và kích thước của thiết kế.
+ Những mối hàn nối, buộc nối đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật: hàn nối phải đảm bảo >= 10d, buộc nối thì phải >= 30d (d chính là đường kính của thép) và hàn nối thép phải được làm sạch.
+ Những đầu chờ phải được bảo vệ bằng túi ni lông. Trước khi bắt đầu ghép cốp pha nên buộc sẵn con kê bằng bê tông được đúc sẵn.
Các bước thi công đối với sắt thép trong bản vẽ biện pháp thi công móng băng:
- Cắt thép và gia công cho thép. Thép được chọn là thép tốt, không bị gỉ, bẹp. mòn quá giới hạn quy định.
- Đổ trước một lớp bê tông lót dày 10cm hoặc lớp lót gạch.
- Đặt các bản kê bên trên lớp bê tông lót.
- Đặt thép móng băng
- Đặt thép dầm móng
- Đặt thép chờ cột
Móng băng trong xây dựng nhà phố
Cốt thép của móng băng thường được lấp dựng trước khi lắp dựng cốp pha và đà giáo. Sau khi đã dọn vệ sinh sạch sẽ lớp lót móng và truyền tim cột xuống đáy hố móng rồi tiến hành đặt cốt thép móng băng. Nếu mặt bằng hố móng chật hẹp thì bạn nên hàn hoặc buộc cốt thép thành lưới sẵn rồi mới tiến hành hạ xuống hố móng.
Nếu như mặt bằng hố móng đủ rộng lắp đựng cốt thép ở ngay trên đáy hố móng. Bạn đặt cốt thép chịu lực xuống phía dưới rồi mới đặt cốt thép phân bố lên trên và dùng thanh cữ ướm, buộc các mắt lưới. Những con kê lớp bè lồng bảo vệ cốt thép, tùy thuộc theo mật độ cốt thép đặt cách nhau từ 150 đến 200mm theo hai phương.
Móng băng cho nhà khung
Móng băng dành cho nhà phố khung thì có thêm hệ dầm móng ngang và dọc. Vậy nên cần lắp dựng cốt thép móng ngang và móng dọc trước, sau đó điều chỉnh tim móng theo hai phương, bước liên kết chắc chắn các dầm với nhau, đặt con kê lớp bê tông bảo vệ cốt thép rồi mới luồn thép cạnh ngắn, điều chỉnh sao cho đúng tim và vị trí rồi mới nối với thép dầm, sau đó rải đều thép phân bố và buộc nó với thép chịu lực. Và cuối cùng đặt và định vị thép chờ cột.
Bước 4 : Quy trình thi công móng băng hoàn thiện – Công tác cốt pha
Đây được coi là công tác quan trọng nhất trong biện pháp thi công móng băng, bởi vì công tác này quyết định phần lớn độ bền chắc của công trình vì vậy cần chuẩn bị kỹ lưỡng, thi công chắc chắn và chuyên nghiệp.
Đặt cốp pha theo lưới thép đã được định trước:
Bên cạnh đó thì ván khuôn khi thi công phải đảm bảo được những yêu cầu sau:
– Ván khuôn phải vững chắc và đạt chiều dày cần thiết, không bị biến dạng bởi trọng lượng bê tông, cốt thép và tải trọng trong suốt quá trình thi công.
– Phải để kín đảm bảo không bị chảy nước xi măng trong suốt quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông.
– Phải đúng với hình dáng và kích thước cấu kiện.
– Cây chông phải được đảm bảo về chất lượng và đúng quy cách, mật độ của cây chông phải được tính toán cụ thể. Bên cạnh đó gỗ chống phải được chống xuôi, chân đế được làm bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh bị xê dịch trong quá trình thi công.
– Ván khuôn có thể làm bằng loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.
– Khi tiến hành thi công ván khuôn thì cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và của đà giáo
Lưu ý khi thi công ván khuôn cho móng
– Việc gia công và lắp dựng ván khuôn phải phù hợp với tiêu chuẩn của từng loại móng. Những thanh chống lên thành đất phải được kê trên những tấm gỗ có chiều dày ít nhất là 3cm nhằm làm giảm lực xô ngang khi đổ bê tông.
– Tim móng và cột phải đảm bảo luôn được định vị và xác định cao độ.
Bước 5 : Công tác bê tông
Đi vào giai đoạn cuối cùng là công tác bê tông. Công tác đổ bê tông phải đạt quy chuẩn quy phạm xây dựng nhà ở, đảm bảo bê tông được đổ đầy, chắc, không lẫn rác hay chất bẩn.
Biện pháp thi công móng băng phụ thuộc rất nhiều vào nền đất và trí đất xây dựng. Riêng với các nền đất cứng và chắc thì việc thi công móng băng sẽ dễ dàng hơn.
Như vậy trước khi thi công móng băng, các kiến trúc sư cần kiểm tra kỹ chất lượng đất để có lựa chọn móng hợp lý. Gia chủ cũng cần lựa chọn những đơn vị xây dựng uy tín, có kinh nghiệm để đảm bảo công trình nhà ở của mình được hoàn thành thuận lợi.