Các Bước Tiến Hành Quy Trình Đổ Bê Tông Cột

Đánh Giá Bài Viết

Khi xây dựng bất cứ công trình nào thì các kiến trúc sư đều rất cẩn thận trong quy trình đổ bê tông cột, dầm, sàn. Bởi chất lượng bê tông sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của công trình.

Vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra các cách, những lưu ý và các bước tiến hành đổ bê tông nhà ở dân dụng để các bạn có thể nắm rõ và tiến hành đổ bê tông đúng kỹ thuật, tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.

Kỹ thuật đổ bê tông cột đúng tiêu chuẩn

Khi đổ bê tông cột cần chọn vật liệu thật tốt và đổ bê tông theo đúng kĩ thuật.

Quy trình đổ bê tông cột đạt tiêu chuẩn chất lượng cần chú trọng hơn và có sự khác biệt so với đổ bê tông dầm và đổ bê tông sàn. Bởi vì chất lượng của cột bê tông ảnh hưởng lớn đến chất lượng của ngôi nhà. Để có được chất lượng bê tông tốt thì ngoài yếu tố chất lượng của những nguyên vật liệu dùng thì yếu tố kỹ thuật trong quy trình đổ bê tông cũng rất quan trọng.

Các bước tiến hành quy trình đổ bê tông cột cụ thể như sau:

Bạn là chủ nhà, bạn không có nhiều kiến thức về xây dựng? Bạn muốn biết rằng nhà thầu xây dựng của mình có tiến hành xây dựng đúng kỹ thuật hay không? Bạn muốn biết chiều cao bê tông cột là bao nhiêu, chiều dày bê tông cột bao nhiêu là hợp lý, để ngôi nhà của mình đảm bảo về an toàn, chất lượng? Dưới đây là các bước tiến hành đổ bê tông cột đảm bảo đúng kỹ thuật, chất lượng, mời quý vị và các bạn cùng tham khảo.

B1 : Chuẩn bị đổ bê tông cột

quy trình đổ bê tông cột
kỹ thuật đổ bê tông cột

Khâu chuẩn bị đổ bê tông cột bao gồm: kiểm tra kỹ cốp pha, cốt thép đảm bảo chắc chắn và đạt chuẩn. Khi kiểm tra cốp pha cần chú ý chân cốp pha phải đảm bảo đúng vị trí, chắc chắc đảm bảo khi đổ bê tông không bị xô lệch. Cốp pha cột cần phải chống, nên đảm bảo cho cột không bị nghiêng và phình.

Cốt thép cần phải đạt được các tiêu chí: chủng loại thép, vị trí, số lượng, chiều dài, nối, buộc thép phải theo thiết kế; làm sạch, đánh rỉ thép. Ngoài ra, cốp pha và cốt thép đảm bảo được dội nước sạch chuẩn bị cho quy trình đổ bê tông cột. Các yếu tố khác như thời gian, mặt bằng, nhân lực, máy móc,…đổ bê tông cũng cần được chuẩn bị chu đáo.

B2 : Tiến hành đổ bê tông cột

Sau khi làm tốt ở khâu chuẩn bị thì bắt đầu tiến hành quy trình đổ bê tông cột theo các bước sau :

quy trình đổ bê tông cột
Hình ảnh thực tế quy trình đổ bê tông cột
  • Đưa bê tông vào khối đổ
  • Rất nhiều người đặt câu hỏi nên đổ bê tông cột đến đâu ? Câu trả lời là  tùy theo bản thiết kế chi tiết của từng công trình nhưng cần đảm bảo chiều cao bê tông rơi không quá 2m.
  • Đầm được đưa vào trong bể đầm theo phương thẳng đứng, dùng đầm dùi để đầm. Chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, thời gian đầm khoảng 20-40s. Chú ý trong qua trình đầm phải hạn chế tối đa việc làm sai lệch cốt thép. Lưu ý với kết cấu có cửa, khi đổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần bên trên.
  • Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy, để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10-20 cm.

B3 : Hoàn thiện đổ bê tông cột và bảo quản cột bê tông an toàn nhất.

quy trình đổ bê tông cột
giám sát quy trình đổ bê tông cột chặt chẽ.

– Chiều cao rơi tự do của bê tông (tức là khoảng cách từ miệng ống đổ bê tông cho tới mặt đáy cần đổ bê tông) không được quá 1,5 đến 2m để tránh phân tầng bê tông.

– Trình tự quy trình đổ bê tông cột đó là: đổ từ xa tới gần, đổ từ trong ra ngoài, đổ từ vị trí thấp hơn đến vị trí cao hơn, đổ theo từng lớp, xong lớp nào thì đầm luôn lớp đấy.

– Dùng loại đầm thích hợp cho từng loại kết cấu bê tông: đầm dùi cho cột và….. dầm, đầm bàn cho sàn.

– Khi đổ bê tông liên tục trong suốt quá trình, không được tự tiện dừng lại.

– Tránh không đổ bê tông trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, có mưa.

– Bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m  thì nên đổ bê tông liên tục.

Lưu ý khi đổ bê tông cột đó là khi trời mưa không đổ bê tông cột hoặc thời tiết ẩm ướt cũng vậy vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bê tông cột cũng như ảnh hưởng đến chất lượng công trình nhà ở nói chung.

Quy trình đổ bê tông dầm cho nhà ở dân dụng

+ Trong xây dựng nhà ở dân dụng thì chiều cao của dầm ít khi vượt quá 50cm và mọi người thường tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Trong những trường hợp đặc biệt thì chiều cao dầm lớn hơn 80 cm, mới tiến hành đổ bê tông dầm riêng và không chung với bản sàn.

Với những loại dầm này, người ta không tiến hành đổ bê tông thành từng lớp theo suốt chiều dài của dầm mà sẽ tiến hành đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m, khi đạt tới cao độ dầm rồi mới tiến hành đổ đoạn kế tiếp.

quy trình đổ bê tông cột
quy trình tiến hành đổ bê tông dầm

+ Khi bạn tiến hành đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột thì cần phải chú ý rằng: sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm khoảng từ 3 đến 5cm, ta phải ngừng lại 1 đến 2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót rồi mới tiến hành đổ tiếp dầm và bản sàn.

Bình thường khi thực hiện đổ bê tông thủ công với một số ít thợ thì công việc này thường được tách ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn một sau khi tiến hành đổ cột xong thì mới tiến hành ghép cốp pha dầm và bản sàn để thực hiện đến giai đoạn hai.

Quy trình đổ bê tông sàn nhà ở dân dụng

+ Sàn nhà cũng có cấu tạo gần giống như là dầm, nhưng sàn nhà có mặt cắt ngang rộng hơn và có chiều dày nhỏ hơn, vì vậy không cần phải có cốt thép khung và đai. Chiều dày của sàn nhà ở thông thường là từ 8 đến 10cm.

Bê tông sàn nhà thường không có yêu cầu chống thấm và chống nóng cao như mái nhà, nhưng cũng phải tuân thủ việc bảo dưỡng để tránh không bị nứt. Khi tiến hành đổ bê tông sàn nhà thì phải đổ theo hướng giật lùi và thành một lớp, tuyệt đối tránh hiện tượng phân tầng có thể xảy ra.

Lưu ý khi đổ bê tông sàn nhà ở dân dụng.

quy trình đổ bê tông cột
thực hiện đổ bê tông sàn

+ Mặt sàn phải chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải có độ rộng từ 1 đến 2m. Đổ xong một dải mới tiến hành đổ dải kế tiếp. Khi tiến hành đổ đến cách dầm chính khoảng 1m thì bắt đầu đổ dầm chính. Đổ bê tông vào dầm đến cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 đến 10cm thì lại tiếp tục đổ bê tông sàn.

+ Khi tiến hành đổ bê tông sàn thì bạn cần phải khống chế độ cao bằng các cữ, nếu không thì sẽ bị lãng phí bê tông ở khâu này. Sau đó dùng bàn xoa bằng gỗ đập và xoa cho phẳng mặt sau khi đã đầm dùi kỹ.

+ Khối bê tông cần đổ bao giờ cũng phải ở vị trí thấp hơn so với vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông tới. Tức là đường vận chuyển bê tông phải cao hơn so với kết cấu công trình. Khi đổ bê tông sàn thì nên bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và sau đó lùi dần về vị trí gần.

+ Tránh không được cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha hay dọc theo mặt vách hộc cốp pha .Tất cả những thao tác như là đầm, gạt mặt và xoa phải tiến hành ngay lập tức, theo hình thức “ cuốn chiếu “ từng khu vực đã đổ được 15 phút.

Một số lưu ý thực tế khi tiến hành đổ bê tông cột, dầm và sàn.

* An toàn lao động khi thi công

* Cần chú ý khi nào nên trộn lại bê tông: khi vữa bê tông đã trộn được khoảng 1h30 phút mà chưa được đổ vào khuôn thì cần phải được trộn lại. Tuy nhiên, khi đó bạn không nên thêm nước vào. Bởi vì vữa bê tông ngót nước làm thao tác kém linh hoạt hơn tuy nhiên chất lượng cũng không bị giảm. Nếu như trộn thêm nước thì lượng nước thừa sẽ làm cho vữa bê tông bị nhão và làm giảm cường độ chịu lực.

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts