Cách Tính Toán Diện Tích Phòng Ngủ

5/5 - (10 Đánh Giá)

Trong ngôi nhà thì không gian bếp đóng vai trò rất quan trọng cần được chú ý và quan tâm khi thiết kế. Vì vậy việc lựa chọn diện tích phòng bếp tiêu chuẩn sẽ đảm bảo được sự tiện nghi, thoải mái trong sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra cần bố trí các công năng, đồ nội thất, sắp xếp các loại đồ dùng nội thất ra sao để không gian nhà bếp luôn được thông thoáng, thuận tiện nhất trong sử dụng? Cùng Architec Việt tham khảo một số thông tin dưới đây để biết cách sắp xếp, bố trí cho không gian bếp nhà mình nhé.

Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn theo nhu cầu sử dụng

diện tích phòng bếp tiêu chuẩn
lựa chọn phòng bếp đạt tiêu chuẩn

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, có rất nhiều cách trang trí nội thất phòng bếp đẹp và tùy theo sở thích của gia chủ, diện tích của ngôi nhà để có thể bố trí một cách hợp lý. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ cách bố trí công năng một cách cơ bản và bạn có thể tham khảo kỹ hơn, nhiều ý tưởng hơn trong bài chia sẻ 1000+ mẫu thiết kế nhà đẹp của chúng tôi.

Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn là bao nhiêu chắc chắn là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Tuy nhiên thì diện tích này sẽ không có một con số cụ thể nào cả. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để có thể thiết kế diện tích phòng bếp phù hợp nhất. Ví dụ như những gia đình đông người, có nhiều thế hệ chung sống thì thiết kế diện tích phòng bếp tiêu chuẩn sẽ khác so với những gia đình nhỏ hoặc vợ chồng mới cưới.

Thông thường hiện nay ở nước ta có 3 diện tích phòng bếp được sử dụng nhiều nhất đó là 15m2, 20m2, 25m2.

Diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý?

Đối với những gia đình nhỏ có 2 vợ chồng, 1 đến 2 con thì diện tích phòng bếp từ 12-15m2 là khá phù hợp. Nếu lựa chọn diện tích phòng bếp quá rộng thì sẽ khiến không gian trở nên nhàm chán, lạnh lẽo. Còn nếu chúng ta thiết kế phòng bếp quá hẹp thì việc sinh hoạt hàng ngày của gia đình sẽ bất tiện, khó chịu và bí bách. Còn đối với những gia đình khoảng 5-6 người sinh sống thì bạn có thể lựa chọn diện tích khoảng 20-25m2.

diện tích phòng bếp tiêu chuẩn
diện tích phòng bếp hợp lý cho gia đình

Ngoài yếu tố về nhu cầu sử dụng theo số lượng người ở thì ta cần quan tâm đến sự cân xứng của diện tích phòng bếp và diện tích ngôi nhà. Với một ngôi nhà rộng ta có thể lựa chọn được diện tích phòng bếp rộng, còn đối với những ngôi nhà nhỏ thì việc tiết kiệm diện tích phòng bếp để tạo được không gian thông thoáng cho ngôi nhà là rất cần thiết.

Những sai lầm khi thiết kế kích thước phòng bếp

diện tích phòng bếp tiêu chuẩn
sai lầm khi thiết kế phòng bếp

Không chú ý không gian bồn rửa – bếp – tủ lạnh

Không gian bồn rửa – bếp – tủ lạnh rất quan trọng trong không gian bếp. Vì vậy ngay từ đầu khi thiết kế bạn cần phải chú ý đến 3 không gian này để tạo cho việc di chuyển không có nhiều cản trở.

Với không gian bồn rửa mọi người thường nghĩ chỉ nên lắp đặt gần nguồn nước để giảm tối đa chi phí. Tuy nhiên vị trí này cũng rất quan trọng. Gia chủ nên chọn vị trí rửa làm sao cho tư thế đứng được thoải mái, trước mặt hoặc trên đầu không có vật cản để việc rửa bát, rửa đồ không gặp cản trở gì.

diện tích phòng bếp tiêu chuẩn
bố trí không gian bếp phù hợp

Dù là khối tam giác này được bố trí ra sao, căn bếp nhà bạn được thiết kế theo hình chữ L hay chữ U, …  thì khoảng cách giữa bếp – chậu rửa, chậu – tủ lạnh , tủ lạnh – bếp không nên nhỏ hơn 1 m và không nên lớn quá 2,5m. Nếu quá nhỏ, việc đi lại có thể hay gây vấp, ngã; nếu quá lớn, có thể khiến bạn mỏi chân.

Diện tích không gian bếp bị lãng phí

Rất nhiều gia đình vì thấy diện tích rộng nên cũng thiết kế không gian bếp rộng mà không nghĩ đến việc tận dụng các không gian. Căn bếp của nhà nào cũng vậy, luôn có quá nhiều thứ và không bao giờ là quá rộng cả. Bạn nên tận dụng các hốc sau cánh cửa, không gian trên nóc tủ lạnh, nóc lò vi sóng, thậm chí cả trên tủ bếp để đặt những chiếc hộp đựng đồ.

Không lắp hệ thống hút mùi, thông gió

Nhiều gia đình chỉ lắp máy hút mùi, không lắp hệ thống thông gió, hoặc ngược lại, hoặc không lắp cả 2 thiết bị này, đây là một sai lầm. Hiện nay vì diện tích hạn chế nên không gian bếp thường được thiết kế với các không gian khác như phòng khách, phòng ngủ. Vì vậy nếu gia đình bạn không lắp các hệ thống thông gió, hút mùi thì sẽ ảnh hưởng đến các không gian khác. Thức ăn khi nấu nướng có thể sẽ bay đi khắp căn nhà mà lâu mất đi.

Dùng đồ nội thất rẻ tiền để tiết kiệm

Tiết kiệm chi phí là rất tốt. Tuy nhiên không gian bếp thường được sử dụng hàng ngày. Nếu bạn sử dụng đồ nội thất rẻ tiền sẽ làm cho chúng nhanh hỏng.

Ngoài ra Vì lí do tài chính và cũng có thể vì lí do nghĩ rằng không cần thiết mà nhiều gia đình không chú ý chọn loại vật liệu lát mặt bếp, tường bếp, loại có thể dễ dàng lau chùi khi bị dính mỡ, dầu, …Bạn cũng nên chọn kính hoặc đá ở tường bếp giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian trong khi làm vệ sinh.

Lựa chọn đồ nội thất cho nhà bếp diện tích nhỏ

diện tích phòng bếp tiêu chuẩn
kích thước nhà bếp có diện tích nhỏ

Với phòng bếp có diện tích nhỏ thì việc lựa chọn đồ nội thất cần được chú ý quan tâm để không gian được gọn gàng nhất. Để có thể tận dụng được tối đa không gian cho nhà bếp diện tích nhỏ thì bạn nên lựa chọn tủ bếp có chữ L và kê sát vào góc tường để không gian nhà bếp được gọn gàng, dễ dàng di chuyển giữa các khu vực trong quá trình nấu nướng.

Đối với những nhà bếp có diện tích nhỏ và hẹp thì bạn nên lựa chọn bàn ăn có những thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, thanh mảnh để giúp cho không gian được thông thoáng. Bên cạnh đó thì màu sắc của các đồ nội thất trong nhà bếp cũng cần đồng nhất với nhau.

Ngoài ra, nếu có điều kiện hãy thiết kế cửa sổ ở không gian phòng khách để lấy ánh sáng tự nhiên, tạo không gian rộng rãi, thông thoáng cho căn phòng.

Cách sắp xếp và bố trí đồ dùng trong nhà bếp

Đối với không gian bếp của gia đình với diện tích phòng bếp tiêu chuẩn thì việc sắp xếp bố trí đồ dùng, phối màu phù hợp là công việc cần thiết để tạo được sự thông thoáng và rộng rãi cho căn bếp.

Dù bếp có không gian rộng hay hẹp thì phòng bếp cũng cần những đồ nội thất như tủ bếp, bàn ăn, tủ lạnh,…Đây là những đồ nội thất cần thiết không thể thiếu. Cần hạn chế những món đồ nội thất không cần thiết để căn bếp được rộng rãi, thông thoáng cho các thành viên trong gia đình mỗi khi bước vào bếp.

Phối hợp màu sắc thông minh cho không gian bếp

Trước khi sơn màu cho không gian bếp thì bạn cần xem xét không gian bếp bạn sẽ bố trí những món đồ nội thất nào. Dựa vào tông màu cho không gian nội thất mới có thể lựa chọn được màu sơn tường phù hợp nhất. Không gian bếp cần sự thông thoáng. Vì vậy không gian bếp không nên sử dụng quá nhiều màu sắc.

diện tích phòng bếp tiêu chuẩn
lựa chọn màu trắng cho bếp

Màu trắng chính là sơn tường hoàn hảo thường được nhiều gia đình sử dụng. Đây là màu sắc có thể phù hợp với nhiều đồ nội thất trong bếp mà không mất đi vẻ sang trọng, lịch sự, sạch sẽ cho diện tích phòng bếp tiêu chuẩn.

Mời các bạn tham khảo bài viết: Phòng ngủ vintage – Lựa chọn tuyệt vời cho người thích hoài cổ

Tạo điểm nhấn cho không gian bếp ăn

thiết kế diện tích phòng bếp tiêu chuẩn
điểm nhấn cho bếp

Ngoài ra bạn cũng có thể tạo điểm nhấn cho không gian diện tích phòng bếp tiêu chuẩn bằng những màu sắc sinh động và nổi bât như vàng, xanh, hồng…tùy theo sở thích. Đối với phòng bếp rộng, bạn có thể kết hợp thêm tủ bếp, bàn ăn, tủ lạnh và một số đồ trang trí nữa. Lựa chọn gam màu đen, xanh hoặc đỏ để đỡ bị lộ vết thực phẩm, màu khói giúp không gian sống luôn sạch sẽ

Trên đây chúng tôi vừa có những chia sẻ chi tiết nhất về diện tích phòng bếp tiêu chuẩn cũng như cách bố trí, sắp xếp đồ dùng phòng bếp để mang đến cho gia đình một không gian bếp hiện đại, tiện nghi và sang trọng nhất. Các bản vẽ mặt bằng nhà chi tiết sẽ cho bạn chính xác diện tích của từng phòng công năng được Kiến Trúc Sư thiết kế.

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts