Cầu Thang Gác Lửng Bao Nhiêu Bậc?

5/5 - (10 Đánh Giá)

Cầu thang gác lửng bao nhiêu bậc? Với những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn, chủ nhà thường tận dụng cơi nới không gian bằng cách xây thêm phần gác lửng. Thiết kế này vừa tiện lợi lại vừa đem đến sự thông thoáng. Tuy nhiên, bài trí cầu thang gác lửng như thế thế nào cho đẹp và hợp phong thủy thì không phải ai cũng biết.

Số bậc cầu thang gác lửng bao nhiêu là hợp lý?

Công thức tính số bậc cầu thang gác lửng nói riêng và cầu thang nói chung là lấy chiều cao tầng/chiều cao mỗi bậc thang. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, gia chủ có thể tự mình chọn lựa số lượng bậc riêng chứ không nhất thiết phải chia bậc cầu thang gác lửng theo công thức.

Người Á Đông vốn rất lưu tâm về phong thủy nên các con số xuất hiện trong cuộc sống đều được gắn với ý nghĩa may mắn, cầu bình an và phúc khí. Theo đó, nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn số bậc cầu thang theo công thức 4n+1 để mang tới vượng khí và tài lộc cho gia đình. Như vậy, số bậc cầu thang gác lửng có thể từ 17 hoặc 21 bậc tùy theo độ cao của không gian.

Thông thường kích thước cầu thang gác lửng dao động từ 15cm – 18cm. Còn trong các công trình cơ cấu, chiều cao của bậc thang đối với ngôi nhà thường dùng là 14cm – 20cm và độ dốc tiêu chuẩn có thể đạt từ 33 độ – 35 độ. Trong một số trường hợp đặc biệt, thì độ dốc có thể là 45 độ.

Cách bố trí cầu thang gác lửng

Khi thiết kế những mẫu cầu thang gác lửng, bạn cần lưu ý những cách bố trí cầu thang sau đây:

Vị trí đặt cầu thang gác lửng

Lựa chọn vị trí để lắp đặt cầu thang gác lửng là yếu tố đầu tiên cần được quan tâm trước khi lắp đặt cầu thang gác lửng cho ngôi nhà. cầu thang được ví như xương sống của toàn bộ ngôi nhà. Theo phong thủy, bạn cần phải lựa chọn vị trí lắp đặt cầu thang tạo nên nguồn sinh khí tốt lưu thông trong toàn bộ ngôi nhà.

Khi lắp đặt cần lưu ý không nên lắp đặt cầu thang tại tầng trệt có hưởng thẳng ra cửa vừa sự thiếu kín đáo lại bất tiện, gây trục xung quanh cho gia đình. Trường hợp đặt cầu thang hướng thẳng ra cửa không thể cải thiện được vì diện tích nhỏ hẹp của gia chủ thì nên tìm cách hoá giải.

Số bậc cầu thang

Số bậc cầu thang cho nhà gác lửng cần đảm bảo số bậc đúng phong thủy để mang lại những điều tốt lành. Cách tính số bậc cầu thang theo côn thức sau:

Số bậc cầu thang = Chiều cao : chiều cao của bậc cầu thang

Để đảm bảo kích thước phong thủy thì chiều cao của bậc cầu thang phù hợp nhất là từ 24 – 30 cm. Bậc thang có kích thước chuẩn là từ 14 – 20 cm ứng với độ dốc từ 20 – 45 cm. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm độ dốc cầu thang giảm xuống một nửa vì không có người đi lại nhiều.

Khi nào cần lắp đặt cầu thang nhà gác lửng

– Như đã đề cập phía bên trên thì mẫu cầu thang dạng này được sử dụng cho những diện tích nhỏ khi gia chủ vừa muốn tận dụng phần diện tích tầng 1 để dùng cho mục đích buôn bán, kinh doanh, làm nhà kho, để xe.

  • Lý do thứ hai đó là phân cách khu sinh hoạt khi: tăng diện tích sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu của mỗi thành viên trong gia đình. Khi tầng 1 được sử dụng làm khu sinh hoạt chung với không gian là phòng khách và khu vực bếp, bố trí thêm nhà vệ sinh nhỏ và gác lửng chính là khu vực phòng ngủ của gia đình.
  • Lý do thứ ba được đề cập đến đó là khu vực xây dựng nhà ở không cấp phép để xây dựng ngôi nhà với thiết kế 2 tầng nên việc lựa chọn gác lửng cho căn nhà 4 tầng là điều đáng lưu tâm khi việc này vừa đáp ứng nhu cầu gia đình về diện tích ở và sinh hoạt vừa đảm bảo độ thẩm mỹ, tiện nghi.
  • Lý do cuối cùng là việc tiết kiệm chi phí xây dưng, khi chưa có đủ tiềm lực về mặt tài chính để xây thêm tầng thứ hai thì tại sao một chiếc gác lửng xuất hiện trong thiết kế cũng là điều đang chú ý.
  • Từ những lý do được kể trên gia chủ cân nhắc việc lựa chọn một chiếc gác lửng trong ngôi nhà của chính mình.

Trên đây là những thông tin cơ bản cho những gia chủ đang có nhu cầu xây cầu thang gác lửng. Tuy nhiên để có được bộ cầu thang ưng ý nhất, gia chủ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thuỷ nhé!

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts