Dầm Nhà Dày Bao Nhiêu?

5/5 - (10 Đánh Giá)

Dầm nhà dày bao nhiêu là điều cơ bản nhất đối với một kiến trúc sư, tuy nhiên với những người không có hiểu biết sâu rộng về xây dựng như những chủ đầu tư thì khá vất vả khi xác định chính xác về con số. Theo dõi bài viết bài để được KTS của Angcovat giải đáp một cách chi tiết nhất!

Dầm nhà dày bao nhiêu dựa vào từng loại dầm khác nhau

Tuy nhiên, để có thể xây dựng một ngôi nhà an toàn, việc tìm hiểu thêm thông tin về xây dựng, dầm nhà cũng giúp bạn có được những kiến thức cơ bản giúp quá trình xây dựng của bạn trở nên dễ dàng và đúng theo ý bạn nhất.

Thực chất, dầm nhà dày bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào từng loại dầm khác nhau ở từng vị trí khác nhau.

Một số loại dầm thường được sử dụng

Phân theo kích thước: dầm chính, dầm phụ

Phân theo kết cấu: dầm đơn giản, dầm có mút thừa, dầm liên tục, dầm console (công xôn)

Phân theo công dụng: dầm cầu, dầm sàn, dầm cầu chạy, dầm cửa van.

Phân theo hình dáng: dầm chữ I, dầm chữ V, dầm chữ U, dầm chữ H, dầm chữ Z, dầm chữ L, dầm chữ C

Dầm nhà dày bao nhiêu?
Dầm nhà dày bao nhiêu?

Loại dầm quan trọng nhất

Hai loại dầm quan trọng trong cấu trúc và xây dựng là dầm chính và dầm phụ. Dầm chính có công dụng hỗ trợ giảm mức trọng lực mà ngôi nhà phải chịu. Độ dày của dầm chính thường là từ 8 – 10cm. Kích thước dầm chính thông thường dao động từ 200 – 250mm. Thường nằm ngang hoặc dọc tại tấm sàn giúp phân tán lực tác động trực tiếp lên các bộ phận.

Dầm phụ cũng hỗ trợ dầm chính đỡ một phần sức nặng của công trình nhưng không được đặt trực tiếp lên cột, vách nhà mà sẽ được thiết kế một cách vuông góc với dầm chính để chia nhỏ lực và phân tán tải trọng của những bộ phận trên mái hoặc sàn nhà. Một số địa điểm thường đặt dầm phụ là ở tường nhà vệ sinh hoặc logia, cầu thang, ban công,…

Vì là hai loại dầm quan trọng nhất cho nên bạn chỉ nên biết độ dầm nhà dày của hai loại dầm này như một kiến thức cơ bản cần biết. Với một số loại dầm cao cấp và nâng cao hơn thì cần có sự tham khảo địa hình và sự chuyên nghiệp từ đội ngũ xây dựng quyết định để đảm bảo tính an toàn của công trình.

Với những ngôi nhà hiện đại, dầm nhà dày bao nhiêu là hợp lý?

Hiện nay, với những công trình hiện đại hướng tới sự đơn giản và thuận tiện thì độ dày của dầm nhà phố hiện đại sẽ chỉ dao động tầm khoảng:

80 cho đến 100mm cho nhà 1 tầng

300mm cho nhà 2 tầng

350mm cho nhà 3 tầng

350-400mm cho nhà từ 4 đến 5 tầng

Con số cơ bản trên cũng chỉ là ước lượng và không chính xác cho mọi kích thước và mẫu nhà hiện nay. Nhưng một lần nữa, để nhấn mạnh sự an toàn của ngôi nhà thì bạn chắc chắn sẽ cần có một đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ đo độ sâu dầm nhà chính xác để mang lại chất lượng xây dựng tốt nhất.

Vậy đó là một số thông tin giúp bạn có thể biết thêm về dầm nhà và cách tính toán cơ bản độ dày dầm nhà cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị xây dựng nhà cửa uy tín và chất lượng. Hãy thử một lần liên hệ với Tân Phát. Bạn sẽ nhận được một sự chăm sóc khách hàng chất lượng cùng với dịch vụ xây dựng tốt nhất.

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts