Dầm Nhà Làm Gì? Phân Loại Dầm Nhà

5/5 - (10 Đánh Giá)

Dầm nhà làm gì? Dầm nhà là một thành phần cấu trúc chịu lực, có hình dạng dọc và thường được sản xuất từ các vật liệu như gỗ, thép, bê tông cốt thép. Chức năng của dầm là tăng khả năng chịu lực và sức ép của toàn bộ công trình, truyền tải trọng lượng và phân phối lực đều đến các phần khác nhau của ngôi nhà như sàn, tường, cột.

Dầm nhà là gì?

Dầm nhà là một cấu kiện chịu lực, có dạng hình dọc, thường được làm bằng gỗ, thép, bê tông cốt thép,… Có chức năng giúp tăng khả năng chịu lực và sức ép của tòa bộ khối lượng công trình, phân tán lực đều lên các bộ phận khác của ngôi nhà.

Phân loại dầm nhà

Dầm nhà hiện nay được chia làm 4 loại trong lĩnh vực xây dựng. Đầu tiên là dầm nhà chính, thứ hai là dầm nhà phụ, thứ ba là dầm nhà bê tông cốt thép và cuối cùng là dầm nhà thép. Mỗi dầm đều có nhiệm vụ và tải trọng riêng của từng loại dầm.

Dầm nhà làm gì?
Dầm nhà làm gì?

Dầm nhà chính

Dầm nhà chính là một thanh chịu lực nằm ngang hoặc nghiêng để đỡ các bản dầm. Dầm được tạo ra để chịu được sức ép toàn bộ khối lượng của ngôi nhà. Giúp dầm chịu được lực và phân tán lực đều lên từng bộ phận khác của ngôi nhà như sàn, vách, cột.

Chúng được đặt ngang qua trên nền nhà giao với các cột và 2 đầu nối với 2 đầu cột, được gác lên chân cột hoặc vách.

Kích thước: Cơ bản từ 20 – 25cm. Giữa 2 dầm chính có thêm các dầm phụ để tăng khả năng chịu lực cho phần dầm chính.

Nhịp dầm: Khoảng cách giữa 2 dầm chính. Đặt cách nhau từ 4m đến 6m. Cứ 1 nhịp dầm sẽ sử dụng từ 1 – 3 dầm phụ.

Vai trò: Đảm bảo độ chắc chắn, chịu lực.

Dầm nhà phụ

Dầm nhà phụ không phải là cấu kiện chịu nén, chức năng chính của dầm nhà phụ là chịu uốn, xoắn và không đi qua cột.

Vị trí của dầm phụ là nằm phía trên dầm chính. Dầm phụ có tác dụng là đỡ phụ sàn vượt được nhịp lớn và đỡ tường.

Kích thước: Mỗi công trình sẽ có chịu tải, số lượng tầng… khác nhau nên sẽ có kích thước và tiết diện khác nhau. Kích thước dầm phụ < kích thước dầm chính. Phần nào chịu tải trọng lớn mặc định có tiết diện lớn hơn.

Vai trò: Tác dụng chịu uốn, chịu nén. Nhằm phân chia trọng tải với dầm chính. Mục tiêu là chia nhỏ kích thước và lực của tấm sàn, chia nhỏ lực. Thường được dùng nhiều ở nhà vệ sinh, lô gia.

Dầm nhà bê tông cốt thép

Dầm nhà bê tông cốt thép hay còn được viết tắt là BTCT. Được sản xuất bằng cách đổ bê tông vào một khuôn thép đã được định hình sẵn và chờ cho bê tông khô.

Dầm BTCT có độ bền cao, chịu được tải trọng lớn và có khả năng chống chịu lực tác động từ bên trên xuống.

Dầm nhà thép

Dầm nhà thép là một loại dầm được tạo ra từ nhiều loại thép khác nhau. Dầm thép có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, cho phép dầm được sử dụng trong các ứng dụng có yêu cầu về độ bền cao. Vì là dầm thép kết hợp nên chúng sẽ không được chất lượng bằng dầm bê tông cốt thép.

Dầm nhà là một bộ phận quan trọng trong kết cấu của công trình, có vai trò chịu lực và truyền tải trọng của công trình. Do đó, cần chú trọng đến chất lượng và an toàn khi thi công.

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts