Nhận Biết Kết Cấu Công Trình Nhà Ở Và Lựa Chọn Khi Xây Nhà

4.9/5 - (10 Đánh Giá)

Để có một ngôi nhà đẹp và bền vững theo thời gian thì việc nghiên cứu về kết cấu công trình nhà ở là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này Arcviet sẽ trình bày đến các bạn các vấn đề liên quan đến kết cấu công trình nhà ở, cách chọn kết cấu khi xây nhà. Mời các bạn tham khảo.

Chương I: Giới thiệu về kết cấu công trình nhà ở và sự cần thiết

a. Về kết cấu công trình nhà ở

Kết cấu là gì? Kết cấu là cấu tạo chính để tạo lên sự vững chắc cho căn nhà, căn nhà bền vững hay không là do kết cấu mang lại.

Khi xây nhà chúng ta thường rất mơ hồ không biết lựa chọn kết cấu như thế nào cho phù hợp với tài chính mà vẫn đảm bảo an toàn cho công trình trên. Vậy trước khi xây nhà chúng ta cần xác định rõ các bước sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí xây để kiểm tra nền đất sau đó lựa chọn móng cho phù hợp.
  • Bước 2: Xác định chiều rộng nhà chiều dài và sô tâng cao bao nhiêu.
  • Bước 3. Xác định kiểu dáng nhà (nhà mái bằng hay mái chéo).

b. Sự cần thiết trong việc chọn kết cấu

Đối với những căn nhà 1 tầng chúng ta có thể xây hệ tường chịu lực và móng gạch. Nếu những nhà dạng biệt thự mái chéo đổ bê tông thì chúng ta bắt buộc phải dùng hệ nhà khung bê tông chịu lực, phần móng dùng hệ móng băng hoặc móng bè. (Nếu gặp đất nhiều bùn thì lên đóng cọc tre, còn đất thổ đất ruộng chúng ta không cần và cũng không nên đóng. Vì cọc tre không có nước sẽ bị mục lát khi đó sẽ vô tác dụng đồng thời làm nền đất yếu đi).

Nhà 2 đến 3 tầng chúng ta nên dùng hệ nhà khung bê tông chịu lực, móng băng hoặc móng bè tùy vào diện tích nhà và nền đất. (hệ cọc thì tương tự như trên)

Đối với nhà có chiều cao từ 4 tầng trở lên đương nhiên phải dùng nhà khung bê tông chịu lực và phải dùng hệ cọc bê tông cho đảm bảo an toàn về kết cấu lâu dài.

c. Cấu trúc ngôi nhà chúng ta chia thành 3 phần

kết cấu công trình nhà ở
Phần móng, phần thân, phần mái.

Chương II: Nhà khung bê tông

Giới thiệu và tìm hiểu về nhà khung bê tông

Nhà khung bê tông là nhà dùng cấu tạo chịu lực chính bằng hệ bê tông cốt thép thì gọi là nhà khung bê tông chịu lực. Tuy nhiên các vị trí khác không phải là vị trí chịu lực thì vẫn phải xây gạch bình thường, kể cả móng…

kết cấu công trình nhà ở
Nhà khung bê tông

Đối với phần thân của nhà khung bê tông chịu lực là một hệ thống cột bê tông, dầm bê tông cốt thép vững chắc.

kết cấu công trình nhà ở
Hình ảnh thực tế nhà khung bê tông

Hệ dầm, sàn và mái cũng bằng bê tông cốt thép luôn gắn liền nhau tạo thành khối.(Về độ dày của dầm hay sàn thì phụ thuộc vào chiều dài, rộng của căn nhà).

Chương III: Nhà tường chịu lực

Giới thiệu về nhà xây tường chịu lực

Nhà xây móng bằng gạch: ( Cấu tạo móng xem trong tập hướng dẫn cách xây nhà)

Hệ tường chịu lực được xây bằng gạch đặc 220mm thì người ta gọi đó là nhà xây tường chịu lực. (lưu ý hệ tường chịu lực phải có bề dày tường từ 220mm trỏ lên)Nhà xây tường chịu lực luôn là dạng nhà thấp tầng và không quá 2 tầng.

Hệ thống tường chịu lực cũng phải được giằng tường bằng 1 lớp giằng có bê tông cốt thép dày 110mm để tránh bị lứt tường.

kết cấu công trình nhà ở
Kết cấu công trình nhà ở
kết cấu công trình nhà ở
Nhà xây tường chịu lức mái bê tông cốt thép.

Nếu bạn muốn xây 1 căn nhà mơ ước một cách đảm bảo và tiết kiệm hãy đăng ký và theo dõi chúng tôi qua kênh youtube Arc Viêt . Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Mọi góp ý và yêu cầu tư vấn thiết kế xin vui lòng liên hệ chúng tôi.

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts