Móng Băng Nhà 3 Tầng Là Gì? Điều Cần Biết Về Móng Băng

4.1/5 - (10 Đánh Giá)

Móng băng nhà 3 tầng được các chủ đầu tư thường sử dụng móng băng cho các công trình có quy mô lớn, từ 3 tầng trở lên. Kết cấu móng băng nhà 3 tầng sẽ đảm bảo đủ lực, đủ trọng lượng để tải công trình phía trên. Nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng cho một ngôi nhà 3 tầng.

Nếu bạn đang thắc mắc móng băng nhà 3 tầng là gì? Cấu tạo của móng băng cũng như ứng dụng vào thiết kế kiến trúc nhà 3 tầng hiện nay như thế nào? Cùng Architec Việt tìm hiểu nhanh qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về móng băng, móng băng nhà 3 tầng hiện nay

Móng băng nhà 3 tầng là loại móng thường có dạng một dải dài, nằm dưới hàng cột hoặc tường. Nó có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập, có tác dụng đỡ tường hoặc cột. Hầu hết, thiết kế móng băng nhà 3 tầng được dùng cho những mẫu nhà phố, nhà ống có quy mô lớn từ 3 – 5 tầng.

mong-bang-nha-3-tang
móng băng nhà 3 tầng được sử dụng cho các công trình nhà phố quy mô lớn

Tùy thuộc vào địa hình cũng như diện tích hay độ cứng, độ lún của nền đất xây dựng. Mà chủ đầu tư và nhà thầu sẽ quyết định sử dụng loại móng băng nhà 3 tầng phù hợp để đảm bảo an toàn chất lượng cho cả công trình.

Móng băng nhà 3 tầng là gì?

Móng băng nhà 3 tầng được hiểu đơn giản là loại móng có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng. Chúng thường được bố trí ở dưới nhà, dưới tường hay dưới dãy cột. Nếu sử dụng móng băng nhà 3 tầng ở dưới dãy cột thì còn gọi là móng băng giao thoa.

mong-bang-nha-3-tang
Móng băng nhà 3 tầng là loại móng có chiều dài lớn hơn nhiều so với chiều rộng

Hiện nay, trong các công trình kết cấu móng băng nhà 3 tầng được thiết kế vô cùng tỉ mỉ bao gồm 1 lớp bê tông lót móng. Bản móng băng nhà 3 tầng chạy liên tục giúp liên kết toàn bộ hệ thống móng thành một khối tổng thể kiên cố. Chính nhờ vào sự liên kết này tạo thành các thanh thép ngang mới góp phần tạo nên một hệ khung móng vững chắc cho công trình.

Một số điều cần biết về móng băng nhà 3 tầng

Cấu tạo và kết cấu móng băng nhà 3 tầng

  • Lớp bê tông lót móng: Có độ dày khoảng 10cm, độ dày càng lớn càng tốt cho công trình. Lớp bê tông lót này sẽ giúp cho móng tránh tiếp xúc trực tiếp với đất cũng như tránh tình trạng đất bị kết dính với bê tông. Khiến cho móng băng nhà 3 tầng không được cao, dễ sụt lún cũng như bị xô lệch không chuẩn với kích thước như ban đầu.
  • Kích thước phổ thông nhất của kết cấu móng băng nhà 3 tầng: (900 – 1200) x 350 mm.
  • Kích thước dầm: 300 x (500 – 700) mm.
  • Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
  • Thép dầm móng phổ thông: Thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
mong-bang-nha-3-tang
Cấu tạo và kết cấu móng băng 3 tầng

Thiết kế kết cấu và quy cách chọn móng băng nhà 3 tầng

Móng băng nhà 3 tầng được thiết kế thành dải dài, giao nhau hoặc độc lập. Chúng có vai trò đỡ tường hoặc cột. Việc thi công móng băng nhà 3 tầng thường tiến hành việc đào móng quanh khuôn viên đó.

Loại móng băng nhà 3 tầng này được xếp vào hàng móng nông, những móng xây trên hố đào trần sau đó sẽ lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng 2 – 3m. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp đặc biệt, móng băng nhà 3 tầng có thể lên đến 5m và thường được xây dưới tường và dưới cột.

Quy cách chọn chiều cao dầm móng băng nhà 3 tầng như sau = 1/8 chiều dài của nhịp lớn nhất.

Móng băng nhà 3 tầng là gì?
kết cấu và quy cách chọn móng băng 3 tầng

Quy trình thi công móng băng nhà 3 tầng chuẩn nhất

Giải phóng và san lấp mặt bằng đối với móng băng nhà 3 tầng

Giải phóng mặt bằng được xem là công việc quan trọng, cần phải làm đầu tiên khi thi công kết cấu móng băng nhà 3 tầng. Công việc này đòi hỏi phải làm sạch toàn bộ khu vực để chuẩn bị cho phần thi công móng.

Dựa vào bản thiết kế nhà 3 tầng xác định các trục công trình trên mặt phẳng khu đất, tránh nhầm lẫn và sai vị trí. Đào móng băng nhà 3 tầng théo trục đã xác định ở phía trên. Để đảm bảo cho khu vực kết cấu móng băng trong điều kiện khô ráo nhất có thể.

mong-bang-nha-3-tang
Giải phóng và san lấp mặt bằng

Công tác cốt thép móng băng nhà 3 tầng

Công tác cốt thép của quá trình thiết kế kết cấu móng băng nhà 3 tầng được thực hiện linh hoạt. Thép được lắp ghép với nhau tại khu vực thi công hoặc được làm ở bên ngoài rồi mới vận chuyển đến chỗ cần thi công. Công tác thi công cốt thép phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật về độ bền, độ cứng chắc… Đặc biệt là không được sử dụng loại thép đã gỉ sét hoặc đã quá cũ.

Công tác cốp pha trong móng băng nhà 3 tầng

Công tác cốp pha trong kết cấu móng băng nhà 3 tầng hay bất kì công trình nào cũng đều đặt theo lưới thép được định trước. Lắp đặt hệ thống ván khuôn cho quá trình đổ bê tông làm nền móng. Ván khuôn được lựa chọn phải phù hợp với từng loại móng khác nhau và phải đảm bảo về yêu cầu kĩ thuật trong quá trình thi công.

mong-bang-nha-3-tang
Công tác cốp pha

Công tác bê tông khi thi công nhà móng băng 3 tầng

Đây là khâu cuối cùng trong thiết kế kết cấu móng băng nhà 3 tầng. Quá trình này đòi hỏi sự cẩn thận để đảm bảo chất lượng móng. Bê tông thi công móng phải được đảm bảo về tiêu chuẩn và chất lượng. Tỷ lệ đá, cát và sỏi dùng để trộn bê tông phải đảm bảo có chọn lọc đúng kích cỡ hạt cho chất lượng bê tông ra tốt hơn nhất. Bên cạnh đó cũng đảm bảo không có bong bóng trong lỗ rỗng bê tông thành phẩm.

Trên đây là một số thông tin về móng băng nhà 3 tầng trong các công trình xây dựng hiện nay, hi vọng sẽ giúp ích được 1 phần nào đó cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Architec Việt – công ty thiết kế nhà đẹp để được tư vấn và hỗ trợ thiết kế kiến trúc – thi công trọn gói nhé!

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts