Móng Cọc Là Gì? Những Điều Cần Biết

Đánh Giá Bài Viết

Móng cọc với các công trình xây dựng trên bề mặt nền đất yếu thì móng cọc được xem là giải pháp thi công hoàn hảo. Có nhiệm vụ chống đỡ, bảo vệ toàn bộ công trình về sau. Có thể nói, móng cọc là một trong những loại móng rất được chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng ưa chuộng khi thiết kế nhà dân hay các công trình lớn như chung cư, khách sạn, bệnh viện….

Trong bài viết móng cọc dưới đây, Architec Việt xin chia sẻ một vài thông tin liên quan về móng cọc. Hi vọng các bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong quá trình thi công xây dựng hiện nay nhé!

Móng cọc là gì?

Móng cọc là loại móng được sử dụng phổ biến cho các công trình có tải trọng lớn hoặc xây dựng trên nền đất yếu. Loại móng cọc này có hình trụ dài và sử dụng các vật liệu như bê tông, cọc cừ tràm đẩy xuống đất. Móng cọc có tác dụng hoạt động như một sự hỗ trợ ổn định cho các cấu trúc được xây dựng trên nó.

mong-coc
Móng cọc được sử dụng phổ biến cho các công trình có tải trọng lớn, nền đất yếu

Ưu điểm nổi bật của móng cọc trong thi công xây dựng

– Móng cọc dễ dàng cơ giới hoá trong việc thi công.

– Giảm hối lượng làm đất, tận dụng được lớp đất nền cũ cũng như tiết kiệm vật liệu làm móng cọc.

– Ở một số công trình phức tạp, chủ đầu tư có thể dùng móng cọc ở những bộ phận chịu tải trọng lớn, nơi có nền đất yếu, độ lún nhiều hoặc thường xuyên bị sạt lở. Nhằm hạn chế tối đa việc giảm lún cho quá trình sử dụng sau này.

Tìm hiểu về cấu tạo và phân loại móng cọc hiện nay

Móng cọc có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính

Thành phần cấu tạo của móng cọc gồm có: Cọc, đài cọc và đất bao quanh cọc.

Trong đó:

  • Cọc là bộ phận chính có tác dụng truyền tải trọng từ công trình lên đất ở mũi cọc và xung quanh cọc.
  • Ðài cọc có tác dụng liên kết các cọc thành một khối thống nhất và phân phối đều các tải trọng công trình lên các cọc.
  • Ðất bao quanh cọc được cọc lèn chặt tiếp thu một phần tải trọng và phân bố đều hơn lên đất đầu mũi cọc.
mong-coc
Móng cọc cấu tạo gồm 3 bộ phận chính gồm cọc, đài cọc và đất bao quanh cọc.

Phân loại móng cọc

Móng cọc đài thấp: Là loại móng có đài cọc nằm dưới mặt đất, được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Các cọc trong móng cọc có khả năng chịu nén không chịu tải trọng uốn.

Móng cọc đài cao: Là loại móng có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc. Với khả năng chịu được cả hai tải trọng nén và uốn, khiến toàn bộ tải trọng ngang và đứng đều do các cọc trong móng chịu tải.

Một số lưu ý khi thi công móng cọc đảm bảo bền vững cho công trình

Chọn cọc để làm móng cọc

Căn cứ vào điều kiện địa chất của công trình làm móng cọc

Trong móng cọc thì đây là 1 trong những lưu ý đặc biệt quan trọng mà bạn cần xem xét để lựa chọn loại cọc sao cho phù hợp với công trình nhà ở của bạn.Móng cọc được chọn phải kinh tế, hiệu quả trong điều kiện địa chất cụ thể. Ngoài ra, phải hợp với yêu cầu kết cấu, có khả năng chịu lực và chịu lún tốt, cũng như thi công được trong kiện địa chất của công trình.

mong-coc
Chọn móng cọc phù hợp với điều kiện địa chất công trình

Đặc điểm kết cấu trong móng cọc

Hình thức kết cấu, bước cột ở tầng trệt hay các mối quan hệ tầng cao thấp, cùng với độ cứng của công trình đều ảnh hưởng trực tiếp để việc chọn móng cọc. Vì thế chủ đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng về đặc điểm kết cấu của công trình.

Kỹ thuật thi công và điều kiện môi trường xung quanh

Bất kỳ một loại móng cọc nào cũng phải dùng đến các thiết bị thi công cơ giới chuyên dụng. Vì thế, trong điều kiện địa chất và môi trường đã xác định, loại móng cọc được lựa chọn cần xem xét đã tận dụng năng lực thiết bị và kỹ thu để đạt được mục tiêu về đường kính và độ sâu hay không. Mặt khác điều kiện môi trường cũng sẽ cho phép công nghệ thi công ấy được tiến hanh thuận lợi hay không. Chủ đầu tư cần tính toán sao cho hợp lý để lựa chọn loại móng cọc phù hợp nhất.

mong-coc
Kỹ thuật thi công và điều kiện môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến việc chọn móng cọc

Hiệu quả kinh tế kỹ thuật đối với móng cọc

Ngoài ra, việc lựa chọn cuối cùng về chọn loại cọc còn phân tích luận chứng về kinh tế kỹ thuật toàn diện đối với phương án thiết kế. Nếu chỉ nhìn về khả năng chịu lực của móng cọc hoặc giá thành của móng cọc mà bỏ qua lợi ích kinh tế của cả công trình. Hoặc chỉ xét đến tiến độ thi công mà bỏ qua ảnh hưởng môi trường và hiệu ích xã hội. Thì chủ đầu tư sẽ không thể chọn được loại móng cọc ưng ý.

Quá trình thi công móng cọc

Trong quá trình thi công móng cọc, gia chủ hay chủ thầu xây dựng phải sử dụng loại máy khoan ép cọc bê tông đảm bảo đúng kỹ thuật. Thi công móng cọc trong đất sét khác với đất cát hay cọc trong đá. Ngoài ra, việc ngâm cọc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chịu tải của móng cọc…

mong-coc
Quá trình thi công móng cọc phải đảm bảo đúng kỹ thuật

Trên đây là 1 số lưu ý khi sử dụng móng cọc và quá trình thi công móng cọc phổ biến tại các công trình lớn nhỏ hiện nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn về móng cọc, thiết kế nhà đẹp hay tân trang lại nội thất cho tổ ấm của gia đình mình. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, giải đáp nhanh chóng.

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts