Móng cọc bê tông trong xây dựng nhà ở là công việc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Để tạo ra một ngôi nhà đẹp, bền vững theo thời gian thì phần móng đóng vai trò quyết định. Móng cọc bê tông đang là loại móng cọc được các chủ đầu tư ưa chuộng hiện nay. Bởi sự chắc chắn của móng trong quá trình thi công nhanh chóng cũng như chi phí thấp.
Vậy móng cọc bê tông là gì? Những công trình nhà ở nào nên ép cọc bê tông và quy trình thi công như thế nào? Architec Việt sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về móng cọc, móng cọc bê tông hiện nay
Móng cọc bê tông là loại móng nhà có hình trụ dài, sử dụng các vật liệu như bê tông, cọc cừ tràm đẩy xuống đất để hoạt động. Như 1 cách hỗ trợ sự ổn định cho các cấu trúc, vật liệu được xây dựng trên nó. Đây là một trong những loại móng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc bê tông lớn xuống các tầng đất sâu, giúp tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho phần móng của ngôi nhà.

Vậy móng cọc bê tông là gì?
Đây là loại móng cọc cơ bản trong xây dựng nhà ở. Đây là loại móng cọc được sử dụng gia cố nền móng cho công trình có tải trọng lớn, khu đất có nền chất yếu, địa hình yếu. Tác dụng chính của móng là giúp cho công trình xây dựng không bị sụt lún, nghiêng vẹo sau khi đi vào sử dụng.

Đây là loại móng được ứng dụng rất nhiều cho các công trình từ dân dụng đến công cộng. Những công trình công cộng, dự án lớn được các chủ đầu tư lựa chọn có thể kể đến như nhà máy thủy điện, năng lượng mặt trời, bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà cao tầng, chung cư, nhà xưởng, cột điện, cầu đường, nhà văn hóa, trạm y tế….
Ngoài ra, loại móng này còn tránh được các biến dạng do địa chất đất yếu. Giảm thiểu tối đa sự nguy hại, ảnh hưởng đến công trình xây dựng.
Các bộ phận chính của móng cọc bê tông
Móng cọc bê tông gồm 2 bộ phận chính là cọc và đài cọc. Trong đó:
Đây là phần được đóng hoặc thi công tại chỗ vào lòng đất, đá, để truyền tải trọng công trình xuống các tầng đất, đá, sâu hơn. Nhằm giúp công trình bên trên đạt các yêu cầu của trạng thái giới hạn quy định. Móng bê tông cốt thép là loại cọc đúc sẵn đưa xuống lòng đất để chịu lực đứng hay lực ngang.

Đài cọc bê tông hay còn được gọi là mố và trụ, tập hợp nhiều tim cọc chụm lại thành đài cọc. Chức năng chính đài cọc là gánh các cột dầm đảm bạo chịu lực tải từ các dầm cột của công trình.
Hai loại móng thường sử dụng trong các công trình xây dựng
Hiện nay, móng bê tông có rất nhiều hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu là 2 loại móng được thiết kế cho công trình kẹp khe trên phố và những công trình xây dựng bình thường.
Móng cọc bê tông chạy ngang theo hình chữ nhật chủ yếu sử dụng cho công trình nhà kẹp khe có các công trình bên cạnh nền đất yếu. Loại móng này giúp tránh xung đột gây nứt nẻ giữa 2 nhà bên cạnh.

Móng bê tông theo mố đài được dùng phổ biến cho các công trình chung cư và cao tầng vì nền móng chịu tải trọng nén từ tòa nhà xuống đất rất tốt.
Thi công nhà phố nên dùng loại móng nào?
Đối với các công trình xây dựng dạng nhà phố, nhà ống với đặc trưng là diện tích đất hạn hẹp. Chủ đầu tư nên sử dụng 1 trong 2 loại móng cọc dưới đây:
Móng cọc bê tông Tròn Ly Tâm: Loại cọc này có các kích thước, đường kinh như D300, D350, D400, D500 thường có 2 loại PC: #600, PHC: #800.

Móng cốt thép vuông: Phổ biến với các kích thước 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400.
Trên đây là những thông tin liên quan đến móng trong các công trình xây dựng hiện nay. Nếu có bất cứ thắc mắc hay nhu cầu tư vấn thiết kế nhà đẹp, thi công móng cọc bê tông. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng.
Mọi góp ý và yêu cầu tư vấn thiết kế xin vui lòng liên hệ