Nhà kẻ truyền bê tông giả gỗ kiến trúc nhà cổ 60m2, nhà anh Phú Nam Định

5/5 - (10 Đánh Giá)

Nhà kẻ truyền bê tông giả gỗ là kiểu kiến trúc truyền thống của Việt Nam, phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây là kiểu nhà gỗ cổ, có kết cấu khung gỗ, chia thành các gian và được dựng bằng hệ thống cột, kèo, và xà ngang. Nhà kẻ truyền mang đậm nét văn hóa dân gian và thường được sử dụng làm nhà ở, nhà thờ họ hoặc từ đường.

Nhà kẻ truyền 3 gian được làm bằng bê tông sơn giả gỗ
Hình ảnh nội thất bên trong nhà được sơn giả gỗ rất thật và đẹp mắt

Ngày nay với sự tiến bộ của các loại vật liệu xây dựng, kỹ thuật thi công cũng như để đáp ứng nhu cầu của nhiều gia đình có mức kinh phí hạn chế, nhà kẻ truyền bê tông giả gỗ được ra đời trong niềm vui mong đợi của rất nhiều gia đình. Architec Việt giới thiệu mẫu nhà kẻ truyền bê tông giả gỗ mà chúng tôi thiết kế thi công cho gia đình anh Phú ở Nam Định.

Nhà kẻ truyền bê tông giả gỗ được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ

Giới thiệu về mẫu nhà kẻ truyền bê tông giả gỗ được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ

  • Chủ đầu tư: Anh Phú
  • Địa chỉ xây dựng: Nam Định
  • Diện tích xây dựng nhà kẻ truyền 3 gian: 60m2
  • Phong cách kiến trúc: Nhà cổ kẻ truyền
  • Chi phí hoàn thiện từ 12-14tr/m2
Hình ảnh nội thất nhà cổ kẻ truyền được làm từ chất liệu bê tông
Hình ảnh nội thất nhà cổ kẻ truyền được làm từ chất liệu bê tông

Đặc điểm của nhà cổ kẻ truyền 3 gian xây dựng ở Nam Định

Nhà có kết cấu khung gỗ được làm từ chất liệu bê tông, nếu làm bằng chất liệu gỗ thì được sử dụng các loại gỗ sau: gỗ lim, gỗ mít, gỗ xoan…Khung nhà bao gồm cột, kèo, xà và con sơn được liên kết với nhau bằng mộng, đục chạm tinh xảo.

Hệ cột của nhà cổ kẻ truyền được làm từ chất liệu đá xanh thanh hóa
Hệ cột của nhà cổ kẻ truyền được làm từ chất liệu đá xanh thanh hóa

Phân chia bố cục trong mẫu nhà kẻ truyền 3 gian

  • Nhà thờ thường có 3 gian hoặc 5 gian (đôi khi 7 hoặc 9 gian ở các nhà lớn).
  • Gian giữa thường là nơi thờ cúng tổ tiên, đặt bàn thờ và sập gụ, tủ chè.
  • Hai gian bên là nơi tiếp khách hoặc nơi ngủ nghỉ của gia đình.
  • Đặc trưng kèo truyền trong mẫu nhà kẻ truyền 3 gian
  • Kèo là bộ phận chính của hệ thống mái, được làm theo kiểu “chồng rường, giá chiêng” hoặc “kẻ chuyền”.
  • Kết cấu kẻ truyền là hệ thống các thanh kèo truyền lực từ mái xuống cột, tạo độ vững chắc cho toàn bộ ngôi nhà.
  • Mái nhà kẻ truyền 3 gian
  • Mái thường được lợp bằng ngói mũi hài hoặc ngói ta, ngày nay mái nhà kẻ truyền chủ yếu được lợp bằng ngõi mũi hài hạ long.
  • Độ dốc lớn để thoát nước mưa nhanh và tạo cảm giác cao ráo, thoáng mát.
  1. Trang trí điêu khắc bên trong nhà kẻ truyền bê tông giả gỗ

Hình ảnh trang trí điêu khắc bên trong nhà kẻ truyền bê tông giả gỗ
Hình ảnh trang trí điêu khắc bên trong nhà kẻ truyền bê tông giả gỗ

Nhà kẻ truyền thường được trang trí trạm khắc các hình rồng phượng trên hệ cột kèo

Ý nghĩa văn hóa của nhà cổ kẻ truyền 3 gian

  • Nhà kẻ truyền thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên và sự hòa hợp giữa con người với môi trường sống.

  • Là biểu tượng của sự bền vững, tinh hoa nghề mộc và văn hóa làng quê Bắc Bộ.

  • Các ngôi nhà kẻ truyền thường gắn với các dòng họ lớn, là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng như cưới hỏi, giỗ chạp.

Bảo tồn nhà kẻ truyền bê tông giả cổ thế nào

Nhà kẻ truyền là kiểu nhà truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam, nổi bật với kết cấu gỗ, các cột kèo và vì kèo được lắp ghép theo kiểu truyền thống, tạo nên sự vững chắc và bền bỉ. Việc bảo tồn nhà kẻ truyền là rất quan trọng để giữ gìn giá trị văn hóa, kiến trúc và lịch sử của dân tộc. Dưới đây là một số cách để bảo tồn và phát huy giá trị của nhà kẻ truyền:

  • Ngày nay, nhiều ngôi nhà kẻ truyền vẫn được bảo tồn và sử dụng.

  • Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa và sự thay đổi trong lối sống, kiểu nhà này đang dần mai một.

  • Nhiều gia đình và các nhà nghiên cứu đang cố gắng gìn giữ và phục dựng kiểu kiến trúc này như một phần của di sản văn hóa dân tộc.

Nhà kẻ truyền bê tông giả cổ có cột đồng trụ 2 bên
Nhà kẻ truyền bê tông giả cổ có cột đồng trụ 2 bên

 Tu bổ, phục hồi cấu trúc gốc của nhà kẻ truyền

  • Giữ nguyên các yếu tố kiến trúc như cột, kèo, rui, mè, đảm bảo không thay đổi hình dáng và chất liệu gốc.
  • Sử dụng các loại gỗ truyền thống (như gỗ lim, gỗ mít) để thay thế nếu cần thiết.
  • Bảo vệ phần mái ngói, tránh tình trạng thấm dột, sụt lún.
nhà kẻ truyền bê tông giả gỗ

Bảo vệ vật liệu và kỹ thuật xây dựng truyền thống

  • Duy trì kỹ thuật lắp ghép mộng và liên kết gỗ truyền thống.
  • Tránh sử dụng các vật liệu hiện đại (như xi măng, thép) làm ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể.
  • Dùng sơn và các chất bảo quản tự nhiên để bảo vệ gỗ khỏi mối mọt, ẩm mốc.

 Bảo tồn không gian văn hóa xung quanh

  • Giữ lại các yếu tố sân vườn, cổng ngõ, ao chuôm để bảo tồn cảnh quan đặc trưng của làng quê Bắc Bộ.
  • Hạn chế xây dựng các công trình hiện đại xung quanh làm phá vỡ cảnh quan.
  • Phát huy giá trị nhà kẻ truyền trong các hoạt động cộng đồng (ví dụ: làm nơi sinh hoạt văn hóa, lễ hội).

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng ủng hộ dịch vụ thiết kế thi công nhà đẹp của Architec Việt, nếu quý khách muốn xây nhà thờ kết hợp nhà ở hãy liên hệ với chúng tôi nhé. Xin cảm ơn quý khách rất nhiều!

========================================

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ARCHITEC VIỆT
Địa điểm ĐKKD: Tầng 3 Tòa Nhà Bình Vượng, 200 Đường Quang Trung, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
Mã số thuế: 0106458336
Điện thoại: 0973 819 829 – 0948088388
Email: arcviet.vn@gmail.com, kientrucarcviet@gmail.com

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts