Nhịp 5m Dầm Bao Nhiêu?

5/5 - (10 Đánh Giá)

Nhịp 5m dầm bao nhiêu? Việc bố trí thép dầm nhịp 5m ảnh hưởng khá lớn đến kết cấu công trình xây dựng cũng như chất lượng công trình. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về cách bố trí thép dầm này, kể cả những người đang làm trong lĩnh vực xây dựng. Chính vì vậy bạn nên tham khảo hướng dẫn sau để chủ động bố trí thép dầm chuẩn nhất có thể.

Dầm là gì?

Dầm chính là một thanh ngang có tác dụng chịu lực với kết cấu hai đầu gối lên cột hoặc tường, truyền tải trọng từ mái hoặc sàn xuống qua đầu dầm để xuống tới cột hay tường đó. Người ta có thể bố trí dầm theo chiều ngang hoặc chiều dọc nhà, thậm chí có thể dùng dầm để thay thế cho phần tượng chịu lực khi mà bạn muốn mở rộng phần không gian cho phòng.

Vật liệu để làm dầm chủ yếu là thép vì khả năng chịu lực tốt, cấu tạo gồm dầm chính và dầm phụ, dầm chính có kích thước lớn nhất trong tất cả các dầm. Khi chọn thép cho dầm thì cần dựa vào khả năng chịu tải của thép để lựa chọn cho phù hợp.

Trong bố trí dầm thì người ta thường có 3 lựa chọn đó là thép dầm 5m, 7m và 9m. Người ta có thể thực hiện các thử nghiệm để xem phương pháp nào là tốt và tối ưu nhất cho công trình.

Nhịp 5m dầm bao nhiêu?
Nhịp 5m dầm bao nhiêu?

Cách bố trí thép dầm nhịp 5m

Việc bố trí thép dầm nhịp 5m sao cho chuẩn là điều cực kỳ quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng công trình, độ bền vững trong thi công và các yếu tố về an toàn. Trước hết cần phải có một bản vẽ chi tiết, tính toán rõ ràng do những kỹ sư có chuyên môn đưa ra và sau đó sẽ thực hiện việc bố trí chính xác theo bản vẽ.

Để bố trí thép dầm nhịp 5m một cách an toàn nhưng bạn lại chưa có nhiều kiến thức và am hiểu về nó. Hãy liên hệ những đơn vị có kinh nghiệm trong việc bố trí dầm nhịp để nhận được sự tư vấn hợp lý và làm theo. Phương pháp dựa vào kinh nghiệm này sẽ mang lại hiệu quả lớn về độ an toàn, thẩm mỹ cũng như tiết kiệm chi phí.

Trường hợp đối với các công trình thi công nhà có diện tích tương đối nhỏ hơn với bạn vẽ. Lúc này bạn cần đảm bảo tiết diện cột dầm thông thường (thường cột là 200×200 và dầm nhịp 200×350 , 2phi16 + 2phi14 ở giữa nhịp và gối dầm). Bạn có thể tùy vào điều kiện kinh tế để tăng thép. Đây được xem là cách bố trí hợp lý nhất trong trường hợp chi phí thi công hạn chế.

Một phương pháp khá được nhiều người Việt ứng dụng đó chính là xem xét những ngôi nhà đã được xây dựng xung quanh và sử dụng bền bỉ trong thời gian dài. Tìm hiểu về cách bố trí của họ từ số lượng thép, kích thước, quy mô, kết cấu… và từ đó làm theo. Cách làm này có thể giúp bạn nhanh chóng thi công, tiết kiệm được chi phí một cách hiệu quả.

Đối với điều kiện khí hậu có phần ẩm ướt như Việt Nam thì nên lựa chọn các giàn bê tông cốt thép dạng khúc thường để dễ dàng thoát nước hoặc loại giàn hình thang, hình tam giác.

Nguyên tắc cần nắm trong bố trí thép dầm nhịp 5m

Khi bố trí thép dầm nhịp 5m bạn cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây để đảm bảo công trình hoàn thiện với chất lượng ổn định và tốt nhất:

  • Mô men dương của phần cốt thép chịu dọc kéo AS tại phần phía dưới, phần mô men âm ở phía trên.
  • Đối với các vùng đã tính toán chính xác về cách chọn đặt cốt thép thì bạn cần chú ý đặt ở phần có diện tích mô men lớn nhất. Bạn nên thực hiện việc cắt bớt một số thanh thép hoặc có thể uốn chuyển vùng để giảm diện tích tiết diện và cả số lượng thép sử dụng. Từ đó tiết kiệm chi phí hiệu quả mà vẫn đảm bảo chất lượng của công trình.
  • Điều quan trọng đó chính là đảm bảo sau khi uốn chuyển vùng hoặc giảm bớt thì vẫn đảm bảo được số lượng thép còn lại có khả năng chịu lực đủ. Tại những điểm tiết diện thẳng góc và tiết diện nghiêng cần tuân theo mô men uốn.
  • Lưu ý rằng phần cốt thép chịu lực cần đảm bảo chắc chắn tại đầu mỗi thanh, để đảm bảo chịu được lực và giữ ổn định.

Hy vọng qua bài viết tổng hợp kiến thức của chúng tôi thì bạn đã nắm được cách bố trí thép dầm nhịp 5m để ứng dụng vào việc thi công công trình, vừa đảm bảo được chất lượng, độ an toàn và chi phí hợp lý.

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts