Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp các loại móng trong xây dựng dân dụng, đặc điểm và ưu nhược điểm của từng loại móng để các bạn có thể hiểu rõ được các bước trong xây dựng nhà ở.
Hiện nay những khái niệm về lún và lún lệch đã trở nên thông dụng đối với người dân. Lún tức là công trình bị chuyển vị thẳng đứng từ trên xuống dưới của đất nền và kéo theo móng là cả bản thân của công trình, thường được đo bằng milimet.
Lún có thể xảy ra do sự nén chặt của đất nền dưới những tác dụng của trọng lượng toàn bộ công trình. Còn đối với khái niệm lún lệch hay còn gọi là lún tương đối là sự chuyển vị thẳng đứng không dẫn đến chuyển vị ngang gây nghiêng nhà. Hầu hết tất cả các công trình xây dựng đều bị lún, miễn là nó ở trong giới hạn cho phép.
Trong những văn bản quy phạm pháp luật xây dựng hiện hành đã có quy định về độ lún tối đa cho phép của từng loại nhà và công trình (phần lớn là từ 8 đến 30 cm). Ngoài trị số độ lún tuyệt đối thì còn quy định lượng chênh lệch tối đa cho phép về độ lún tương đối của những điểm trong nền và độ nghiêng
Nguyên nhân của lún công trình
Hiện tượng lún nứt của công trình nhìn chung đều liên quan đến quy mô, kết cấu của công trình và đất nền xây dựng. Công trình có thể bị lún nhiều nhưng không bị phá hoại nếu như không xảy ra sự lún lệch và đặc biệt là khả năng chịu đựng được sự biến dạng của kết cấu công trình.
Phần lớn những công trình sau khi xây dựng xong mà bị lún nứt thường liên quan đến những yếu tố chủ quan khi nhận thức về đất nền xây dựng và công trình trong những khâu khảo sát địa chất, thiết kế và thi công xây dựng bị sai sót. Những trường hợp công trình đã xây dựng và ổn định lâu dài mà bỗng nhiên bị lún nứt thì thường liên quan đến những tác động khách quan làm cho thay đổi trạng thái ứng xử của công trình và đất nền xây dựng.
Trải qua thời gian thi công rất nhiều công trình thực tế Architec Việt nhận thấy rằng có hai nguyên nhân chính gây ra lún nứt công trình đó là:
- Chưa đánh giá được đúng về mức độ chịu lún của nền đất xây dựng, đặc biệt là những loại nền đất yếu
- Chưa tính toán được chính xác về tải trọng của công trình và khâu thiết kế móng chịu lực chưa được hợp lý
Phân tích đánh giá các loại móng trong xây dựng
Vì vậy mà ngay dưới đây chúng tôi sẽ có bài viết phân tích đánh giá các loại móng trong xây dựng và công năng sử dụng của chúng để các bạn có thể nhận biết được rõ hơn về nhà nào cần xây móng nào tránh bị hiện tượng lún, lệch công trình do thiết kế móng chưa hợp lý.
Trong chúng ta chắc hẳn không ai còn xa lạ với những khái niệm như: móng hay móng nền, nền móng hay móng nhà. Móng là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà, cầu, đập nước….) đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình.
Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ.
Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc khi sửa chữa có yếu tố gia tăng tải trọng như: chồng thêm tầng hoặc cơi nới không gian . Móng là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.
1. Ý nghĩa của móng trong xây dựng.
Móng hay móng nền, nền móng là được hiểu là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng, đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm công trình chịu được sức ép của trọng lực. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là yếu tố quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cho cả công trình.
Chiều cao của các loại móng nhà trong xây dựng được tính từ đáy móng đến đỉnh móng bao gồm đế móng, thân móng, tường móng. Đỉnh móng nên đặt đặt thấp hơn nền nhà ít nhất 0,1 – 0,2 m nhưng phải cao hơn mặt đất tự nhiên. Chiều rộng đỉnh móng thường rộng hơn các bộ phận bên trên (tường, cột) tức là gờ móng.
2. Các loại móng trong xây dựng nhà dân dụng.
Phân loại các loại móng trong xây dựng công trình là cách giúp cho chúng ta nhận biết và phân biệt những loại móng khác nhau để xem xét đến sự hiệu quả và sử dụng phù hợp với từng mục đích của công trình. Dưới đây là những cách phân loại các loại móng trong xây dựng thường gặp, mời quý vị và các bạn cùng tham khảo.
– Phân loại theo phương pháp thi công.
Trong thực tế có nhiều loại móng bao gồm : móng đơn, móng bè, móng băng và móng tự nhiên. Tùy thuộc vào chiều cao tải trọng và tính chất của từng lớp đất mà các kỹ sư xây dựng sẽ quyết định lựa chọn loại móng nào cho phù hợp và an toàn.
Đối với những công trình nhà ở thông thường hay biệt thự nhỏ thì phần móng không cần thiết kế quá phức tạp ngoại trừ những công trình nằm trên phần đất quá mềm như đất ao, đất trũng. Các công trình lớn hơn như chung cư, tòa nhà trụ sở… thì lại cần sự tỉ mỉ và tính toán kỹ lưỡng hơn để đảm bảo an toàn.
- Móng tự nhiên : Móng tự nhiên là loại móng tự bản thân nó đã có khả năng chịu lực cho công trình mà không cần phải đào bới hay gia công thêm. Thông thường loại móng này có được là vì nằm trên những lô đất thịt có tính chất cứng và rắn tự nhiên, hoặc thi công những công trình đơn sơ như nhà cấp 4, nhà sàn…
-
Móng đơn:
Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Móng đơn thường nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình chữ nhật, hình vuông hay hình tròn…Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp . Nếu dùng được móng đơn thì tiết kiệm nhất.
-
Móng băng:
Có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau, để đỡ tường hoặc hàng cột. Khi không thể dùng móng đơn hoặc móng đơn sát nhau, hay để cân bằng độ lún giữa các cột trong cùng một hàng hoặc dưới tường thì phải dùng móng băng. Trong xây dựng nhà, móng băng hay được dùng nhất vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn. Các loại móng băng trong xây dựng nhà cũng có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp tương tự như móng đơn.
-
Móng cọc:
Móng cọc là loại móng có giá thành cao nhất và khó thi công nhất trong các loại móng bù lại sẽ mang đến sự vững chãi và an toàn nhất cho công trình. Móng cọc gồm có cọc và đài móng, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất rất tốt.
Móng cọc có khả năng chịu tải trọng lớn nên thường được áp dụng với những ngôi nhà cao tầng, những công trình lớn hoặc các mảnh đất mềm không có khả năng chịu lực tốt. Móng cọc ngày trước thường được dùng là móng tre, ngày nay người ta dùng bằng cộc bê tông cốt thép và sử dụng phương pháp ép cọc xuống nền đất rất tốt.
– Phân loại móng nhà theo vật liệu:
Thông thường chúng ta hay sử dụng những loại vật liệu để làm móng như sau đó là: gạch, đá hộc, đá, bê tông hay bê tông cốt thép …
+ Móng gạch: thường được sử dụng cho những loại móng mà công trình có tải trọng nhỏ, có nền đất tốt hay sử dụng ở những nơi có mực nước ngầm sâu.
+ Móng đá hộc: là loại lóng này có cường độ lớn, thường được sử dụng ở những vùng có sẵn vật liệu.
+ Móng gỗ: là móng cường độ nhỏ, có tuổi thọ ít nên ít được sử dụng, thường được sử dụng cho những công trình tạm thời, hay dùng để xử lý nền đất yếu.
+ Móng thép: thường ít được sử dụng để làm móng bởi vì thép dễ bị gỉ do nước trong đất và nước ngầm xâm thực.
+ Móng bằng bê tông và bê tông cốt thép: thì có cường độ cao, có tuổi thọ lâu nên thường được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng công trình. Đối với loại móng này thì yêu cầu bê tông Mác 200.
Phân loại các loại móng theo cách chế tạo:
Dựa vào cách chế tạo móng mà người ta phân các loại móng trong xây dựng ra làm hai loại đó là: móng đổ toàn khối và móng lắp ghép.
+ Móng đổ toàn khối: là móng thường sử dụng vật liệu là bê tông đá hộc, bê tông và bê tông cốt thép, loại móng này được sử dụng nhiều ở các công trình.
+ Móng lắp ghép: là móng có các cấu kiện móng được chế tạo sẵn và sau đó mang đến công trường để được lắp ghép. Loại móng này được cơ giới hoá và có chất lượng tốt tuy nhiên ít được sử dụng bởi vì việc vận chuyển rất khó khăn.
– Phân loại móng theo đặc tính tác dụng của tải trọng:
Dựa theo đặc tính tác dụng của tải trọng mà người ta phân các loại móng trong xây dựng thành móng chịu tải trọng tĩnh và móng chịu tải trọng động:
+ Móng chịu tải trọng tĩnh: như là móng nhà, công trình chịu tải trọng tĩnh.
+ Móng chịu tải trọng động: như là móng công trình cầu, móng máy hay móng cầu trục…