Gỗ plywood là một trong những loại gỗ công nghiệp quan trọng và rất được ưa chuộng trong thiết kế và trang trí nội thất hiện nay. Tuy nhiên, có thể nhiều người vẫn chưa biết được những đặc điểm, chức năng của loại gỗ này được ứng dụng như thế nào trên thị trường ngày nay. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tính chất, cấu tạo và công dụng của gỗ plywood nhé.
Gỗ Plywood là gì?
Gỗ plywood hay còn được gọi là gỗ ván ép, là loại gỗ được sử dụng rất phổ biến hiện trên thị trường gỗ công nghiệp và thiết kế nội thất hiện nay. Mẫu gỗ này có cấu tạo từ nhiều tấm gỗ mỏng có cùng kích thước, được xếp chồng lên nhau và liên kết chắc chắn bởi các loại keo chuyên dụng. Sau đó, gỗ được ép dưới áp suất và nền nhiệt cao và hình thành nên các tấm gỗ plywood đạt chất lượng.
Cấu tạo của gỗ
Gỗ plywood có cấu tạo gồm nhiều lớp gỗ mỏng với độ dày khoảng 1mm và có kích thước bằng nhau. Chúng được ép chồng vuông góc với nhau bằng keo chuyên dụng, đó là một trong hai loại keo sau:
- Keo phenol: Có tác dụng tạo phẳng, làm gia tăng độ cứng. Đặc biệt là loại keo này có khả năng chịu nước cho sản phẩm.
- Keo Formaldehyde: Giúp tăng khả năng chống cong vênh, co ngót và chống biến dạng cho sản phẩm.
Kích thước gỗ Plywood
- Độ dày: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm
- Dài: 2.135mm hoặc 2.440mm
- Rộng: 915mm hoặc 1.220mm
Gỗ plywood có ưu – nhược điểm gì?
Ưu điểm
Với độ cứng và độ bền cơ lý cao nên các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ plywood có khả năng chống cong vênh rất tốt. Bên cạnh đó, loại gỗ này cũng có khả năng chịu nước và độ ẩm cao rất tốt trong môi trường thoáng khí. Loại gỗ công nghiệp này có thể ngâm trong nước mà không cần thêm bất cứ một chất phụ gia nào khác như các loại gỗ lõi xanh chống ẩm. Đặc biệt, khả năng bắt vít và bám dính tốt, dễ thi công cũng là điểm cộng khiến cho người dùng lựa chọn.
Ngoài ra, một ưu điểm nữa của loại gỗ này đó là có khả năng uốn cong tấm ván ép. Gỗ được chà nhám mịn bề mặt và tiết kiệm được thời gian xử lý nguội.
Nhược điểm
Bên cạnh nhiều ưu điểm tích cực thì gỗ plywood vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Đó là nếu như không được xử lý và gia công theo tiêu chuẩn thì sản phẩm nội thất làm từ gỗ này sẽ rất dễ bị cong. Khiến co bề mặt gồ ghề và các lớp dễ bị tác khi gặp môi trường có độ ẩm cao. Ngoài ra, khả năng chống mối mọt của loại gỗ này thấp nên kỹ thuật trước khi ép cần phải xử lý thật tốt.
So với các loại gỗ công nghiệp như HDF hay MDF, màu sắc của gỗ plywood không đồng đều và có giá thành cao hơn khá nhiều.
Ứng dụng của gỗ Plywood
Gỗ plywood là vật liệu được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng và thiết kế nội thất ngày nay. Đặc biệt, loại gỗ này được ứng dụng với nhiều sản phẩm quan trọng trong nội thất hiện đại ngày nay. Có thể kể đến các loại ván ép có sử dụng lớp phủ bề mặt được dùng để sản xuất nội thất như tủ quần áo, giường ngủ, sofa gỗ phòng khách,… Bên cạnh đó, gỗ plywood còn được ứng dụng khá nhiều để đóng ghe, thuyền hay tạo khuôn đổ bê tông,…
Vì là loại gỗ công nghiệp có chất lượng và độ bền cao nên gỗ plywood ngày càng được nhiều gia đình sử dụng và dần thay thế nguồn gỗ tự nhiên hiện nay. Các sản phẩm làm từ loại gỗ này luôn có mẫu mã, hình dáng và kích thước rất đa dạng, phong phú,…. Đem lại sự lựa chọn phong phú và đa dạng cho người dùng.
Một số ứng dụng khác của gỗ trên thị trường nội thất
Bài viết xem thêm:
- 20 Mẫu gỗ MDF – Phân loại và ứng dụng gỗ MDF trong đời sống
- Thi công nhà thờ họ bằng chất liệu gỗ truyền thống ở Ba Vì, Hà Nội