Ban công và lô gia là gì? Phân biệt giữa ban công và lô gia chuẩn nhất

5/5 - (10 Đánh Giá)

” Ban công và lô gia là gì?” là câu hỏi mà Architec Việt được rất nhiều chủ đầu tư và khách hàng thắc mắc. Vậy ban công và lô gia ( hay logia ) là gì? Chúng có giống và khác nhau ở điểm gì không? Dưới đây sẽ là những thông tin giúp bạn có thể giải đáp được những câu hỏi trên.

Định nghĩa ban công và lô gia là gì?

Ban công và lô gia được hiểu đều là những không gian thoáng nằm ở mặt ngoài của ngôi nhà. Nó được sử dụng với mục đích là ngắm cảnh, phơi đồ, trồng cây xanh, hoa lá hoặc dùng làm nơi nghỉ ngơi hóng mát. Hiện nay thì ban công và lô gia đã được chú trọng hơn trong thiết kế để có thể tạo ra được nhiều không gian sử dụng độc đáo và ấn tượng, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Chúng ta sẽ tìm hiểu định nghĩa từng loại dưới đây.

Tìm hiểu về ban công:

Mẫu ban công đẹp
Hình ảnh ban công đẹp

Ban công là một phần của sàn gác được thiết kế nhô ra khỏi tường nhà. Ban công có thể được thiết kế mái che hoặc không. Nó thường có hai hoặc ba hướng nhìn thoáng vào không gian xung quanh. Phía trước mặt và hai bên cạnh thoáng không xây tường chắn. Còn ban công góc sẽ có một bên tường xây kín vì dựa vào tường cạnh.

Tìm hiểu về lô gia:

Mẫu lô gia đẹp
Hình ảnh lô gia đẹp

Lô gia ( hay còn gọi là logia ): Đây là phần ăn sâu vào mặt bằng nhà. Một hướng sẽ được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên. Ở hướng này sẽ được che chắn cẩn thận để không bị thời tiết mưa gió làm ảnh hưởng. 2 hướng còn lại được xây tường cao tận đáy sàn. Lô gia được thiết kế để mang lại tính độc lập của từng không gian. Vì thế hiện nay logia thường được sử dụng nhiều trong các chung cư cao tầng, nhà nghỉ, khách sạn.

Lô gia đẹp
Lô gia phục vụ nghỉ ngơi

Có 2 loại lô gia thường gặp đó là loại dùng để phục vụ và loại dùng để nghỉ ngơi. Đối với loại logia phục vụ sẽ gắn liền với nhà bếp hoặc nhà vệ sinh. Logia dùng để nghỉ ngơi sẽ gắn liền với phòng sinh hoạt chung hoặc phòng ngủ.

Không gian thư giãn với lô gia
Lô gia với không gian thư giãn đẹp
Thiết kế logia làm không gian nghỉ ngơi
Không gian lô gia làm không gian làm việc

Khi thiết kế lô gia căn hộ thì lan can không được hở chân và có chiều cao không nhỏ hơn 1,2m. Nếu logia làm từ vật liệu kính thì kính được bảo vệ bởi vật chắc chắn, cố định. Không được có khe ở đường kính lớn đề phòng trẻ nhỏ có thể trèo qua gây nguy hiểm.

So sánh sự khác nhau giữa ban công và lô gia

Ban công đẹp
Hình ảnh mẫu ban công đẹp

Ngay trong định nghĩa về ban công và lô gia mà chúng tôi đã trình bày ở trên, chúng ta cũng thấy được đặc điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất giữa 2 loại. Đó là ban công có 2 mặt tiếp xúc với thiên nhiên, tầm nhìn rộng, chỉ để ngắm cảnh, trồng cây. Còn lô gia chỉ có 1 mặt thoáng phù hợp với việc nghỉ ngơi. Tuy nhiên hiện nay các tòa nhà cao tầng không nên sử dụng ban công mà thay vào đó là ưu tiên sử dụng logia để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra ban công và lô gia còn có sự khác nhau cơ bản như sau:

– Ban công được bố trí bên ngoài của ngôi nhà. Lô gia được xây bên trong ngôi nhà, có mái, có tường che chắn hai bên.

– Ban công được thiết kế ở những mẫu nhà phố hiện đại, biệt thự hoặc nhà vườn thấp tầng. Logia sẽ được thiết kế ở các công trình lớn như nhà cao tầng, chung cư, nhà nghỉ, khách sạn…

– Hướng nhìn của ban công rộng rãi, thoáng đãng, có thể nhìn được nhiều mặt. Còn lô gia chỉ có 1 hướng nhìn, hạn chế tầm nhìn so với ban công.

– Vì đặt ở ngoài nên ban công sẽ phải chịu nhiều điều kiện xấu của thời tiết như mưa, nắng, gió, bão. Còn lô gia nhờ có mái che nên ít bị mưa tạt, ít bị hắt nắng.

Yêu cầu chung về thiết kế ban công và logia trong xây dựng

Theo các tiêu chuẩn xây dựng thì xây dựng ban công dưới tầng 6 phải đảm bảo được độ cao tối thiểu là 1,4m. Từ tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công mà chỉ được thiết kế logia. Tuy nhiên logia không được để hở chân và phải cao hơn 1,2m.

Nếu thiết kế ban công hoặc logia bằng kính thì phải được bảo vệ từ vật cố định, đảm bảo sự chắc chắn, khó trèo qua để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Đối với những tòa nhà cao trên 9 tầng phải có lan can chắn ở các cạnh trống của sàn, mái và nơi có người đi qua.

Tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công
Từ tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công

Ngoài ra ban công và lô gia khi thiết kế phải đảm bảo kết cấu chịu lực tốt, đồng thời cũng phải đạt yêu cầu cao về sử dụng và thẩm mỹ.

Không chỉ thế mặt sàn ban công và lô gia sẽ phải chịu tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời, mưa gió. Vì thế nên thiết kế chống thấm, thoát nước và cách nhiệt tốt. Mặt sàn phải được đánh dốc khoảng 1%-2% về phía ống thoát nước.

Với những thông tin hữu ích mà Architec Việt vừa cung cấp ở trên, hi vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về ban công và logia, cũng như sự khác nhau giữa chúng. Nếu còn có điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách nhanh nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *