Bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì? Quy định cần nắm rõ

Bản vẽ xin phép xây dựng là một trong những giấy tờ bắt buộc khi bạn có kế hoạch xây dựng bất kỳ công trình nào. Vậy bản vẽ bản vẽ xin giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế nhà có giống nhau không? Bản vẽ xin phép xây dựng nhà cấp 4 gồm những gì? Những nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập ngay sau đây.

Mục Lục

I. Bản vẽ xin phép xây dựng là gì? Phân biệt với bản vẽ thiết kế nhà?

Trước tiên, các bạn phải hiểu rõ bản vẽ xin phép xây dựng là gì? Đây là các giấy tờ quan trọng để sử dụng khi xin cấp phép xây dựng tại các cơ quan có thẩm quyền.

Bản vẽ này hiểu đơn giản là thông tin thể hiện được công trình xây dựng trên lô đất nào, cụ thể chi tiết về vị trí thi công. Ngoài ra, cũng cần phải có thông tin về diện tích công trình, công trình có chiều cao ra sao.

bản vẽ xin phép xây dựng

Kèm theo đó là bản vẽ về mặt đứng hay mặt cắt… Nhờ đó, các cơ quan kiểm định sẽ dễ dàng đánh giá và quyết định cấp phép khởi công hay không.

Các bạn cần lưu ý, bản vẽ xin phép xây dựng và bản vẽ thiết kế nhà hoàn toàn khác nhau. Bản vẽ xin giấy phép xây dựng chỉ là những thông tin chung, phần khung của công trình. Còn với bản vẽ thiết kế nhà sẽ cung cấp những thông tin chi tiết hơn về kết cấu, các tầng, cách bố trí từng phòng, từng tầng.

Nhìn vào bảng thiết kế nhà, sẽ giúp các kỹ sư nắm được cấu trúc cụ thể của công trình. Từ đó, xây dựng đúng với bản vẽ, đảm bảo kết cấu chắc chắn cho cả công trình.

II. Bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì?

Bản vẽ xin phép xây dựng cần phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền để xét duyệt. Do đó, các bạn phải nắm rõ bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì. Để có sự chuẩn bị đầy đủ, tránh thiếu sót trong quá trình thực hiện.

Bản vẽ xin cấp phép xây dựng gồm những bản vẽ sau:

1. Mặt bằng

Đầu tiên, các bạn phải có bản vẽ mặt bằng của công trình. Bản vẽ này sẽ bao gồm bản vẽ MB tổng thể cũng như một bản vẽ MB sơ bộ.

  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể: Phải thể hiện được diện tích của công trình được xây dựng là bao nhiêu. Có nằm trong diện tích đất được quy định hay không. Để biết được điều này, các bạn cần phải nắm rõ mặt độ xây dựng đã được quy định ở từng khu vực.
  • Bản vẽ mặt bằng sơ bộ: Sẽ là thông tin cụ thể về diện tích của từng tầng, từng công trình phụ của ngôi nhà.

2. Mặt cắt

Hiểu đơn giản là hình ảnh phác họa của ngôi nhà khi được cắt AA. Ngoài ra, hình ảnh cũng sẽ thấy được mặt cắt của phần móng nhà cũng như phần công trình phụ.

giá bản vẽ xin phép xây dựng
Hình ảnh mặt cắt mẫu bản vẽ xin phép xây dựng

3. Mặt đứng

Bản vẽ này thể được mặt tiền của công trình như thế nào. Qua hình ảnh bản vẽ sẽ thấy được hình dạng của công trình, kích thước, chiều cao của công trình hay cả phần mái. Bản vẽ này cần phải thể hiện được chi tiết các thông tin trên để xây dựng đúng với ý đồ của gia chủ.

4. Khung tên bản vẽ xin phép xây dựng

Với phần khung tên bản vẽ xin phép xây dựng, cần phải có đủ 3 thông tin sau đây:

  • Thông tin về nơi đảm nhiệm vai trò xin phép bao gồm tên đầy đủ của công ty, thông tin liên lạc như địa chỉ, điện thoại, mã số thuế.
  • Kiến trúc sư phụ trách công trình, phải ghi rõ đúng họ tên.
  • Thông tin về chủ nhà, người đứng tên chủ sở hữu đất. Nếu người sở hữu đất là trên 2 người thì phải có thông tin, chữ ký của tất cả những người này.

Trong bản vẽ này, các bạn lưu ý có phần trống riêng để cơ quan thẩm quyền ký xét duyệt và đóng dấu.

5. Bản đồ họa vị trí

Đúng như tên gọi, bản vẽ này sẽ thể hiện được tọa độ vị trí của công trình như thế nào. Lưu ý trong bản vẽ này đó là vị trí tọa độ cần chính xác với thông tin ở giấy chứng nhận sử hữu đất. Nếu là sổ cũ chưa có thông tin về tọa độ các bạn cần phải cung cấp bản đồ tình trạng khu đất hiện tại.

⭐⭐⭐ XEM THÊM: Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm những gì?

III. Những quy định về bản vẽ xin phép xây dựng

Trước khi tiến hành làm bản vẽ xin giấy phép xây dựng, các bạn cũng cần nắm rõ những quy định quan trọng dưới đây:

  • Về bản vẽ theo quy định:

Bản vẽ gửi kiểm duyệt phải đúng với phần quy hoạch xây dựng đã được kiểm duyệt. Đồng thời, chủ công trình sẽ là người chịu trách nhiệm về bản thiết kế. Hay những ảnh hưởng của công trình đến các công trình xung quanh hay tác động đến môi trường.

  • Mật độ xây dựng:

Bản vẽ cần phải cung cấp được diện tích đất trong quyền sử hữu và diện tích đất sẽ được sử dụng để xây dựng. Mật độ xây dựng này cần phải đúng với quy định của nhà nước.

khung tên bản vẽ xin phép xây dựng

  • Quy mô xây dựng:

Tùy vào đặc điểm mật độ xây dựng hay công trình liền kề sẽ có quy định cụ thể về quy mô của công trình xây dựng. Các bạn cần phải đảm bảo chỉ xây dựng trong quy mô cho phép.

  • Khổ giấy bản vẽ xin phép xây dựng:

Hiện nay chưa có quy định bắt buộc khổ giấy bản vẽ xin phép xây dựng cụ thể. Chỉ cần đảm bảo bản vẽ cung cấp đủ các thông tin công thiết đã quy định ở trên. Theo kinh nghiệm, các bạn nên sử dụng bản vẽ trên khổ A0 hoặc A1.

IV. Tham khảo giá bản vẽ xin phép xây dựng

Tổng  Diện Tích Sàn Xây Dựng Chi Phí Dịch Vụ Trọn Gói
* < 100 m2 5 – 6 triệu đồng
100 m2 -> 200 m2 6 – 7 triệu đồng
200 m2 -> 300 m2 7 – 8 triệu đồng
300 m2 -> 400 m2 8 – 9 triệu đồng
400 m2 -> 600 m2 10 triệu đồng
600 m2 -> 800 m2 12 – 13 triệu đồng
800 m2 -> 1000 m2 14 triệu đồng
> 1000 m2 Thương lượng

Để giúp các bạn nắm rõ giá bản vẽ xin phép xây dựng hiện nay. Ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ mẫu bản vẽ xin phép xây dựng để các bạn tham khảo.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bản vẽ xin phép xây dựng. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin cần thiết mà bạn đang tìm kiếm.

Rate this post

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tuyền

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tuyền đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng & ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tuyền đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tuyền có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tuyền đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tuyền không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.