Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống 7 Điều Tối Kị Trong Phong Thủy

5/5 - (10 Đánh Giá)

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống là một việc quan trọng trong thiết kế để có được một không gian đẹp và đảm bảo công năng. Tuy nhà vệ sinh chỉ là một không gian phụ nhưng nó chiếm một vai trò quan trọng.

Nó có tần suất sử dụng nhiều trong ngôi nhà bởi nó chứa khá nhiều thiết bị liên quan đến nguồn cấp thoát nước mà hơn nữa diện tích khiêm tốn chỉ vài mét vuông. Dưới đây Architec Việt sẽ giới thiệu đến các bạn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống. Mời các bạn tham khảo.

Vị trí và cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Phong thủy nhà vệ sinh nhà ống

Với phong cách kiến trúc hiện đại như nhà ống thì nhà vệ sinh thường kết hợp chung với phòng tắm trong cùng một không gian tạo sự thuận tiện khi sử dụng và cũng là cách tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà.

Phần lớn không gian thiết kế trong phòng tắm được ưu tiên cho việc tắm, giặt của gia đình, phần diện tích nhỏ còn lại bố trí cho khu vực vệ sinh. Diện tích nhà vệ sinh ở các căn hộ thường dao động khoảng 2m. Vậy chúng ta có cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào cho hợp lý?

bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Hình ảnh nhà vệ sinh trong nhà hiện đại

Đối với những khu vệ sinh phụ dành cho khách thì ta có thể thiết kế chúng ở gầm cầu thang hoặc những góc lệch trong nhà khiến ngôi nhà vừa kín đáo, vừa khiến ngôi nhà trở nên vuông vức hơn, đảm bảo tính năng thẩm mỹ của không gian sống.

Bố trí nhà vệ sinh theo diện tích căn hộ

bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Về cách sắp xếp, cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống thì dựa trên diện tích của từng căn hộ mà chúng ta có những cách bài trí riêng.

Với phòng có diện tích trung bình hoặc lớn tầm 2-4m2 thì ngoài bồn cầu, bồn sửa mặt  thì có thể lắp đặt thêm bồn tắm. Không nên làm vách ngăn cố định giữa các khu vực sẽ gây chật chội cho căn phòng. Khu vực khô thì lắp đặt bồn cầu và bồn rửa mặt, khu vực ướt dành để tắm. Nếu tách bạch và phân khu được hai khu vực này thì nhà vệ sinh sẽ luôn sạch sẽ, dễ dọn rửa.

bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Mẫu nhà vệ sinh đẹp trong nhà ống hiện đại

Còn đối với phòng có diện tích từ 5m2 trở lên thì sẽ thoải mái hơn trong việc bố trí công năng sử dụng trong phòng.

Lưu ý những phòng vệ sinh của các tầng nên nằm trên một trục thẳng để thuận tiện cho việc cấp thoát nước. Còn nếu một tầng có 2 nhà vệ sinh thì nên bố trí chúng sát nhau quay lưng với nhau để thuận lắp đặt hệ thống kỹ thuật.

Cách trang trí nhà vệ sinh trong nhà ống

bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Tuy nhà vệ sinh trong nhà ống là khu vực phụ nhưng ngoài mặt công năng của gia đình thì chúng ta cũng nên chú ý đến tính thẩm mỹ để tạo được cảm giác sạch sẽ, thoải mái cho nhà vệ sinh. Gạch được chọn nên là những gạch có màu sáng, dễ lau rửa, hoa văn đơn giản.

Đối với những phòng lớn có thể dùng gạch hoa văn hay gốm sứ cách điệu trên tường. Nếu có khoảng vườn nhỏ thì nên thiết kế phòng tắm nhìn ra ngoài thông qua vách kín. Lưu ý là phải đảm bảo từ ngoài không nhìn được vào bên trong.

Làm rộng không gian nhà vệ sinh trong nhà ống

bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Cách làm rộng nhà vệ sinh trong nhà ống

Vì nhà vệ sinh trong nhà ống thường có diện tích nhỏ nên ta cần trang trí sao cho để khu vực này có cảm giác thoải mái, rộng rãi hơn khi sử dụng. Để làm rộng không gian nhà vệ sinh trong nhà ống có các mẹo sau:

  • Chọn gạch ốp: Với không gian nhỏ như nhà vệ sinh thì chúng ta có thể trang trí bằng gạch ốp màu sáng, hạn chế vân hoa rườm rà, nhiều chi tiết sẽ khiến phòng trông rộng rãi và sạch sẽ hơn. Bên cạnh đó bạn nên sử dụng gạch lấy gam màu trắng làm chủ đạo.
  • Sử dụng giấy dán tường: Khi sử dụng giấy dán tường với những hình ảnh tươi đẹp sẽ làm cho nhà vệ sinh trong lớn hơn, cảm giác tươi mới hơn.
  • Sử dụng gương: Khi muốn làm rộng nhà vệ sinh trong nhà ống thì cách tốt nhất đó là sử dụng gương. Nó giúp ích rất lớn trong việc mở rộng không gian. Ngoài ra còn làm phòng tắm của bạn sáng sủa hơn.
  • Tiết kiệm diện tích sàn: Tốt nhất đặt càng ít vật dụng dưới sàn càng tốt để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Hãy gắn các thiết bị vào tường và đưa vật dụng lên cao.
  • Chọn bồn rửa mặt dài và hẹp. Phía dưới bồn rửa bạn có thể đặt tủ đồ.

7 điều tối kị khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống

bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Chú ý một số điều tối kị khi thiết kế nhà vệ sinh

Trong nhà ở thì không phải thích thiết kế nhà vệ sinh ở đâu cũng được. Các chuyên gia phong thủy đã đưa ra một số điều tối kị khi thiết kế không gian nhà vệ sinh trong nhà ống như sau:

Tránh đặt nhà vệ sinh ở trung tâm căn nhà

Bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Mẫu nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống

Theo phong thủy thì nhà vệ sinh thuộc Thủy, ở trung tâm nhà thuộc Thổ. Mà thổ lại khắc thủy. Chính vì vậy nếu đặt nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm sẽ gây hại cho đường tài vận cho gia chủ. Hơn nữa việc thiết kế nhà vệ sinh ở trung tâm căn nhà còn làm mất thẩm mỹ và mất vệ sinh cho nhà ở. Nó vừa mang lại sự không may mắn cho các thành viên trong nhà, lại tổn hại đến sức khỏe của mọi người.

Hướng nhà vệ sinh không được cùng hướng bồn cầu

bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Nhà vệ sinh đơn giản mà đẹp

Đối với việc xây và thiết kế nhà vệ sinh nói chung thì hướng nhà và hướng bồn cầu không được trùng với nhau. Nếu thiết kế 2 hướng này giống nhau thì sẽ gây hại và mang bệnh tật cho gia chủ.

Không nên đặt nhà vệ sinh đối diện cửa chính

Việc thiết kế nhà vệ sinh đối diện cửa chính là đại kị. Nếu thiết kế theo hướng này nam thường hay bị mệt mỏi, không có tinh thần, hay mệt mỏi, nữ hay bị ốm vặt, đau bụng kinh,…

Không nên cải tạo nhà vệ sinh cũ thành phòng ngủ

bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Hình ảnh nhà vệ sinh đẹp trong nhà ống

Rất nhiều gia đình cần thêm không gian sinh hoạt cho các thành viên nên đã cải tạo nhà vệ sinh thành phòng ngủ. Tuy đây là một phương pháp nới rộng không gian nhà ở nhưng lại sai lầm trong phong thủy. Vì vốn dĩ nhà vệ sinh nhà nơi không sạch sẽ, chứa nhiều khí xấu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Không thiết kế nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ

Nhiều người chỉ để ý phong thủy cho từng tầng nhưng lại không để ý đến mối liên hệ giữa  các tầng khác nhau. Nếu nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ tầng dưới sẽ phạm phong thủy xấu. Những người sống trong căn phòng đó sức khỏe sẽ suy yếu do nước chảy xuống dưới làm ẩm thấp, dễ tạo ra vi khuẩn.

Không nên thiết kế nhà vệ sinh cuối hành lang

bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Nhà vệ sinh đơn giản

Với những căn nhà ống hiện nay gia chủ nên thiết kế nhà vệ sinh nằm bên cạnh hành lang chứ không được thiết kế phía cuối hành lang. Bởi vì theo phong thủy việc thiết kế nhà vệ sinh phía cuối hành lang được coi là đại kị, hung tướng gây ảnh hưởng xấu đến con người sống trong căn nhà đó, nhất là đối với trẻ em và người già.

Thiết kế nhà vệ sinh quá nhỏ, không có cửa sổ

Thực chất đây là không gian được sử dụng khá nhiều trong gia đình. Chính vì thế nếu thiết kế quá nhỏ, không có cửa sổ sẽ gây bí bách, khó chịu cho mọi người, các khí xấu sẽ khó luân lưu.

bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Mẫu nhà vệ sinh đẹp

Thực chất những ngôi nhà ống có hầm để xe luôn khiến gia chủ cảm thấy chặt chội bí bách. Vậy nên bắt buộc phải thu hẹp diện tích nhà vệ sinh để tiết kiệm không gian sống cho ngôi nhà. Với những kinh nghiệm bài trí nhà tắm của Architec Việt, chúng tôi hi vọng bài viết sẽ là nguồn tài liệu bổ ích cho các bạn với không gian phòng tắm của gia đình mình. Chúc các bạn có những cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý và hiệu quả.

bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Kinh nghiệm sửa nhà làm gác xép – Một số lưu ý khi thiết kế gác xép

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts