Cách Làm Móng Nhà 2 Tầng Mà Chủ Đầu Tư Nhất Định Phải Biết

4.3/5 - (10 Đánh Giá)

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với từng loại địa chất gia đình sở hữu được phân tích chi tiết trong bài viết. Người xưa có câu “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” có nghĩa là việc làm nhà là công việc quan trọng thứ 3 của một đời người.

Vì vậy xây dựng nhà ở là việc bất kỳ ai cũng phải hoàn thành trong cuộc đời. Nhưng để có một công trình nhà đẹp như ý muốn và bền vững theo thời gian thì mỗi gia chủ phải đưa ra những quyết định thật sáng suốt như kết cấu móng băng nhà 2 tầng thế nào, mái nhà cần chọn kiểu dáng ra sao, nguyên vật liệu chọn loại nào.

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng ra sao thì nhiều người vẫn băn khoăn lo lắng. Để giảm bớt nỗi lo của khách hàng cũng như góp phần chia sẻ một chút công việc cho chủ nhà chúng tôi sẽ tư vấn cách làm móng nhà 2 tầng một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các bạn cùng tìm hiểu dưới bài viết sau đây.

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng thông qua việc chọn loại móng nhà 2 tầng

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Cách làm móng nhà 2 tầng được Architec Việt áp dụng cho hàng nghìn mẫu thiết kế nhà đẹp với bộ hồ sơ đúng tiêu chuẩn chuẩn kỹ thuật của bộ xây dựng. Từng kết cấu và khả năng chịu tải của từng ngôi nhà là khác nhau theo yêu cầu bố trí công năng được gia chủ đưa ra. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn cách làm móng nhà 2 tầng và lựa chọn móng nhà phù hợp nhất thì chúng tôi sẽ giới thiệu các loại móng nhà dưới đây.

Dựa theo tính phổ biến cũng như nhu cầu thực tế mà chúng tôi sẽ giới thiệu 4 loại móng áp ụng cho nhà 2 tầng điển hình đó là: Móng băng, móng cọc, móng bè, móng đơn.

Các loại kết cấu móng băng nhà 2 tầng được ứng dụng phổ biến

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Trước khi tìm hiểu các loại móng nhà, bạn nên tìm cho mình một mẫu thiết kế nhà 2 tầng ưng ý để dễ dàng chọn lựa hoặc nhờ tư vấn chọn loại móng phù hợp nhất.

Có nhiều loại móng nhà hiện nay được áp dụng cho từng loại đất đặc thù. Architec Việt sẽ phân tích các loại móng nhà được ứng dụng nhiều nhất.

Móng băng – loại kết cấu móng băng nhà 2 tầng điển hình

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Móng băng là một trong những loại móng nhà 2 tầng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đây là loại móng có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng. Ở nhà 2 tầng thì móng băng thường được dùng dưới nhà, dưới tường, dưới dãy cột.

Móng băng được sử dụng ở những vùng có điều kiện địa chất kém. Móng băng có đặc tính lún đều và có ưu điểm là rất dễ thi công, gồm 3 loại là móng cứng, móng mềm, móng kết hợp.

Đối với nhà 2 tầng điển hình thì nên chọn chiều cao dầm móng bằng 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất.

Móng cọc trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Móng cọc là loại móng được đặt trên đầu các cọc tạo thành các nhóm cọc liên kết với đài và giằng móng tạo thành một khối móng vững chắc. Móng cọc thường được sử dụng với các nhà ở có địa hình phức tạp, nền đất yếu như ao hồ, đất vượt,… Số lượng cọc được chọn ở đây sẽ phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng.

Móng bè trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Hình ảnh thi công thực tế kết cấu móng băng nhà 2 tầng, xây dựng trong khu dân cư

Móng bè cũng là một loại móng thường được sử dụng trong thiết kế nhà 2 tầng. Đây là loại móng trải rộng dưới công trình để giảm áp lực của công trình lên trên nền đất. thường được dùng chủ yếu ở các nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu do cấu tạo của công trình. Tuy nhiên nếu nền đất khỏe thì cũng không nhất thiết phải sử dụng móng bè vì nhà 2 tầng thường có tải trọng không quá lớn.

Móng đơn áp dụng thi công kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Hình ảnh thi công móng kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một chùm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực trong thi công nhà ở. Móng đơn phù hợp sử dụng ở những nền đất tốt, cứng, đất trên nền đá. Việc sử dụng móng đơn vừa đảm bảo độ an toàn cho nền nhà lại tiết kiệm chi phí xây dựng. Tuy nhiên trên thực tế khi thi công nhà 2 tầng lại rất ít khi sử dụng móng đơn.

[ Lưu Ý ] Biện pháp thi công móng đơn khi gặp nước – 5 điều cần phải xử lý ngay khi gặp sự cố

Tìm hiểu kết cấu móng băng nhà 2 tầng qua việc chọn loại móng

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Việc chọn loại móng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Khi tìm hiểu cách làm móng nhà 2 tầng thì điều kiện nền và tải trọng là yếu tố quan trọng nhất.

  • Nếu nền móng nhà 2 tầng tốt: Có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc.
  • Nếu nền móng nhà 2 tầng có lớp đất yếu rất dày thì thường dùng móng bè với cọc ma sát đóng xuống sâu, ta có thể dùng biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dưới sâu ( không dùng cách làm chặt đất trên mặt), không dùng đệm cát, đệm đất.
  • Nếu nền có lớp trên yếu nhưng lớp dưới tốt: Ta phải thay lớp đất yếu bằng đệm cát, đệm đất hoặc làm chặt đất trên mặt rồi làm móng cọc tre, cọc tràm.
  • Nếu nền có lớp đất tốt, lớp dưới yếu: Chỉ nên xây nhà 2 tầng và dùng móng bè.

Nhà 2 tầng áp dụng thiết kế kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Thiết kế biệt thự 2 tầng ta phải chọn chiều cao dầm móng bằng 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất. Ví dụ bước gian lớn nhất của toàn bộ ngôi nhà là 5m thì chiều cao của móng băng 2 tầng sẽ được tính là 1/10*5m = 0.5m, Chiều rộng móng băng là 0.33m. Như vậy dầm móng băng sẽ có kích thước là 33×50, bề rộng cánh móng băng dao động từ 1-1.2m tùy thuộc vào điều kiện địa chất, thép dầm móng băng từ 6D18-6D20 là hợp lý, thép cánh móng băng dùng thép D10 chạy dọc băng, D12 chạy ngang băng, hoặc dùng đều D12 1 lớp đan A15cm.

  • Áp dụng móng băng cho những công trình biệt thự bề thế sang trọng và đẳng cấp.

Công thức tính số lượng chịu tải móng cọc trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Chọn số lượng cọc trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Số lượng cọc trên một đài sẽ phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng. Tuy nhiên độ sâu chôn móng không ảnh hưởng quá lớn đến việc quyết định số lượng cọc nên số lượng cọc được tính toán như sau: Tải trọng lượng, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng cộng bằng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện tích chịu tải của cột x hệ số moment 1.2 x số tầng. Ví dụ tính số cọc 200×200 có sức chịu tải 20t/đầu cọc, cho cột có diện chịu tải 20m2(5*4) suy ra số cọc = 1.2*1.2*5*20=144 tấn/20 = 7.2 cọc. Ta chọn 8 cọc.

Chọn máy ép cọc trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Sức chịu tải của cọc 200×200 = 20T nghĩa là đầu cọc đơn chịu được tải trọng tĩnh là 20T, tải trọng động là tải trọng dồn lên đầu cọc trong quá trình thi công, tải trọng động thường = 2-3 lần tải trọng tĩnh, đó cũng là tải trọng ép lên đầu cọc. Do đó tải trọng động ép lên đầu cọc 200*200 là 20*2-20*3T = 40-60T.

Các bước làm móng trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Ngôi nhà được thi công áp dụng kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Khi làm móng nhà 2 tầng ta đi theo lần lượt các bước sau:

  1. Đóng cọc.
  2. Đào hố móng.
  3. Làm phẳng mặt hố móng.
  4. Kiểm tra cao độ lót móng.
  5. Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc.
  6. Ghép cốp pha móng.
  7. Đổ bê tông móng.
  8. Tháo cốp pha móng.
  9. Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ.

6 điều cần tìm hiểu khi thi công kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Khảo sát địa chất :

Việc khảo sát địa  chất là một khâu rất quan trọng, nhất là lựa chọn loại đất phù hợp để thi công và xây dựng móng nhà. Loại đất thích hợp để xây nhà là đất chặt, kiên cố, khô ráo.

Lựa chọn thiết kế phù hợp:

Trước hết cần tìm hiểu các loại móng thông dụng với từng loại nhà ở để xem xét và đối chiếu với phần đất nhà mình xem có phù hợp hay không.

Thi công phải đảm bảo:

Việc đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như nứt sàn bê tông, thấm sàn,… Vì thế phải đảm bảo chất lượng công trình cần nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, thiết kế khoa học.

Lựa chọn chất lượng nguyên vật liệu tốt:

Việc lựa chọn chất lượng nguyên vật liệu để đổ móng cũng không kém phần quan trọng. Các loại chất lượng nguyên liệu phải đảm bảo là loại tốt.

Nhà thầu phải có kinh nghiệm:

Lựa chọn nhà thầu cũng rất quan trọng. Bạn nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn được nhà thầu uy tín.

Giám sát thi công:

Phải chú ý giám sát trong quá trình thi công. Để tránh rơi vào tình trạng ” chuyện đã rồi”, không hợp với ý của mình.

Bằng kinh nghiệm 10 năm thi công nhà dân dụng, Architec Việt phân tích các loại móng nhà 2 tầng để bạn đọc nắm bắt được những thông tin cần thiết áp dụng vào thi công ngôi nhà của gia đình. Để đi chi tiết vào từng loại móng nhà ứng dụng cho từng công trình nhà 2 tầng có đặc thù riêng về địa chất đất

Architec Việt – Đơn vị thiết kế uy tín trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Dịch vụ thiết kế nhà trọn gói Architec Việt có 10 năm kinh nghiệm vói hàng nghìn công trình đã được thiết kế và trong số đó rất nhiều ngôi nhà đã được xây dựng đưa vào sử dụng cho tới nay vẫn đảm bảo độ bề đẹp. Với những thông tin mà Architec Việt đưa ra ở trên chắc hẳn các bạn đã tìm hiểu được cách làm móng nhà 2 tầng để có thể thiết kế ra những ngôi nhà 2 tầng đẹp chúng tôi mới thiết kế. Nếu có ý kiến thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Chúc các bạn có được một ngôi nhà ưng ý nhất.

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts