Thi công móng nhà là giai đoạn quan trọng bậc nhất đầu tiên của mọi công trình. Vì thế chúng ta phải tìm hiểu thật kĩ về những sự cố và tìm hiểu biện pháp thi công móng đơn khi gặp nước ngầm. Từng bước đầu tiên chúng ta phải thận trọng phòng ngừa những sự cố có thể xảy ra đối với công trình đang thi công và các công trình lân cận.
Móng đơn là gì?
Móng nhà được coi là bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà vì nó chịu tải trọng toàn bộ công trình bên trên, đồng thời lại chịu lực đẩy ngang của trái đất. Khi bạn làm nhà thì khâu quan trọng và vất vả, đồng thời gặp nhiều sự cố nhất là quá trình thi công móng.
Rất nhiều chủ đầu tư đã rất mệt mỏi và áp lực khi gặp những sự cố ngay từ bước đầu xây dựng nhà. Tuy nhiên nếu bạn tìm hiểu và chuẩn bị trước những tình huống xấu và có biện pháp thi công móng đơn khi gặp nước ngầm thì công việc sẽ suôn sẻ hơn.
Vấn đề gặp phải khi thi công móng đơn
Vấn đề mà các kiến trúc sư của Architec Việt hay gặp phải khi thi công nhà đẹp cũng như là câu hỏi của khách hàng đó là khi thi công gặp mạch nước ngầm và biện pháp thi công móng đơn khi gặp nước ngầm.
Một số địa hình nằm trên dải nước ngầm, hoặc mạch nước ngầm ở gần, hay cao hơn đáy móng sẽ làm hỏng cấu trúc móng. Hoặc hố móng ngập nước do trong quá trình thi công gặp phải trời mưa quá lớn mà hệ thống tiêu – thoát nước không đáp ứng kịp, điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình thi công.
Khi gặp trường hợp này, các kỹ sư cần có những giải pháp thi công hợp lý nhất để có thể hoàn thành công tác móng mà vẫn phải đảm bảo chất lượng móng cũng như chất lượng của toàn bộ công trình sau này.
Các chủ nhà cũng cần phải nắm được các cách giải quyết, có biện pháp thi công móng đơn khi gặp nước ngầm để theo dõi, giám sát và áp dụng nếu như xảy ra vào công trình nhà của mình.
Biện pháp thi công móng đơn khi gặp nước ngầm
Giải pháp móng phải do các nhà có chuyên môn đưa ra theo tính toán dựa trên cơ sở khảo sát điều kiện địa hình, kết cấu các lớp đất và tải trọng công trình bên trên. Khi xử lý đáy móng, bạn cần giám sát để thực hiện đủ các lớp đáy móng như rải cát vàng đầm chặt, rải một lớp gạch lót để làm bằng phẳng mặt đáy.
Nếu bạn sử dụng gạch xây nguyên viên thì không cần đập vỡ, còn dùng gạch vỡ bạn phải trộn vữa xi măng rải đều, làm thành tấm lót phẳng. Tuyệt đối không dùng các loại phế thải xây dựng đổ xuống để lót nền.
Hướng dẫn thi công móng đơn
Nếu như mạch nước ngầm có tốc độ di chuyển lớn, độ dốc cao thì các hạt đất ở đáy móng có thể bị trôi, làm giảm độ chặt của đất. Khi các mạch nước ngầm làm rỉ nước xuống móng nhà ta cần phải tiến hành bơm hút liên tục cho đến khi tiến hành xây xong móng.
Có thể đào rộng ra xung quanh đế móng mỗi bên tối thiểu 30cm rồi làm mương và 1 hố thu nước sâu hơn đế móng khoảng 20cm (tùy theo công suất máy bơm và lưu lượng nước ngầm chảy ra). Đưa họng hút của bơm vào hố thu bơm liên tục đến khi thi công móng xong thì tiến hành lấp đất luôn.
Cần đảm bảo cho móng không bị ngập khoảng hơn 2 giờ từ sau khi đổ bê tông móng. Cách này sẽ khiến nước không làm ướt đế móng mà chảy theo mương đi về hố thu và bị bơm hút hết nước không tràn lên bề mặt đế móng.
Tuy nhiên việc sử dụng biện pháp thi công móng đơn khi gặp nước ngầm nào cũng không quan trọng bằng việc chú ý an toàn, nhất là việc sử dụng các nguồn điện trong thi công.
Lưu ý những sự cố khi thi công móng đơn
Móng đơn là loại móng nâng đỡ một cột trụ hoặc một cụm cột nằm sát nhau có tác dụng chịu lực, giúp ngôi nhà luôn “đứng vững” trong mọi điều kiện, hoàn cảnh của thời tiết.
Loại móng này thường được sử dụng trong các công trình nhỏ lẻ như nhà cấp 4, nhà 1 tầng, nhà 2 tầng bởi chi phí xây dựng không quá tốn kém như các loại móng khác mà vẫn đảm bảo được độ bền chắc cho toàn bộ ngôi nhà.
Quy trình thi công móng đơn
Chuẩn bị: Đây là bước đầu tiên khi tiến hành thi công móng đơn. Ở bước chuẩn bị này cần phải nghiên cứu một cách kĩ càng, giảm bớt những sai lầm có thể xảy ra để công tác thi công được suôn sẻ, thuận lợi.
Đóng cọc: Cần dựa theo bản vẽ để định vị chính xác vị trí của các ô cọc. Với những nền đất yếu có thể gia cố bằng cọc tre khi làm móng.
Đào hố móng: Sau khi cọc đã được cố định thì cần đào đất hố móng xung quanh phần cọc đó. Cần lưu ý khi đào hố móng phải đảm bảo được độ nông, sâu và diện tích hố móng đủ rộng để móng đảm bảo được yêu cầu kích thước với trọng tải của công trình. Không được để móng ngập úng khi trời mưa.
Làm phằng mặt hố móng: Hố móng sau khi đào phải được làm phẳng để quá trình thi công tiếp theo được tiến hành dễ dàng và thuận lợi hơn. Làm phẳng hố móng được thực hiện bằng cách san trải đều mặt hố hoặc cách khác có thể dử dụng đá có kích cỡ tương đồng nhau tạo cho bề mặt hố luôn bằng phẳng. Tiếp đến, sử dụng các dụng cụ chuyên nghiệp như máy đầm, đầm tay để đầm bề mặt hố móng.
Sau đó kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng: Cắt đầu cọc, Ghép cốt pha móng, Đổ bê tông móng, Tháo dỡ cốt pha móng, Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ.
Cách thi công móng đơn hiệu quả
Việc đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như: nứt sàn bê tông, thấm sàn, sụt lún, nghiên, tuổi thọ công trình thấp. Vì thế, để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và thiết kế khoa học.
Hơn nữa, việc lựa chọn nguyên vật liệu để đổ móng nhà cũng không kém phần quan trọng. Các loại nguyên vật liêu phải được đảm bảo là loại có chất lượng tốt nhất. Do vậy, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ giai đoạn mua nguyên vật liệu để tránh trường hợp bị chủ thầu cắt xén khối lượng, thay đổi từ loại 1 sang loại 2, hoặc chọn nhà cung cấp thiếu uy tín.
Tìm hiểu biện pháp đổ bê tông móng
Trước khi đổ bê tông móng cần kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác.
– Khi đổ bê tông móng phải tuân thủ theo trình tự: xa đến gần, trong ra ngoài, từ chỗ thấp đến chỗ cao, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.
– Bê tông phải đổ liên tục, không được ngừng tùy tiện, trời mưa phải che chắn, không được để nước mưa rơi vào bê tông.
– Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.
– Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục.
– Bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.
– Sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi chắc hẳn các bạn đã nắm được việc giám sát công trình của gia đình mình. Hi vọng với những chia sẻ trên các bạn sẽ có phương pháp thi công móng đơn hiệu quả và an toàn nhất.
Mời các bạn tham khảo thêm: Tìm hiểu quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế trường trung học cơ sở