Việc lựa chọn thiết kế thêm tầng lửng là phương án tối ưu cho các gia đình muốn tăng diện tích sử dụng. Vậy chiều cao tầng lửng hợp lý là bao nhiêu để không ảnh hưởng đến chiều cao của ngôi nhà? Mời quý vị và các bạn theo dõi bài viết dưới đây để có thể biết được không gian của mình có thể thiết kế thêm tầng lửng hay không nhé.
Tầng lửng hay còn gọi là gác lửng, gác xép là thuật ngữ để miêu tả một tầng trung gian giữa các tầng của một tòa nhà chính. Vì vậy họ thường không tính thành một tầng trong số tầng tổng thể của tòa nhà đó. Thông thường thì tầng lửng sẽ được thiết kế thấp và nằm ở tầng một. Tuy nhiên việc thiết kế chiều cao tầng lửng cần có những quy chuẩn, quy định riêng để đảm bảo tính thẩm mỹ, tính kỹ thuật và tính pháp lý cho các công trình nhà ở dân dụng như nhà phố, nhà vườn 1 tầng, nhà ống,…
Chiều cao tầng lửng theo chức năng
Sau khi tìm hiểu chiều cao tầng lửng và những lưu ý khi thiết kế tầng lửng bạn có thể tự tin lựa chọn mẫu thiết kế nhà đẹp theo đúng ý của bạn tại đây : https://arcviet.vn/tag/mau-nha-dep/ .
Như chúng tôi đã nói ở trên thì tầng lửng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các căn nhà hẹp có nhu cầu mở rộng diện tích theo chiều cao. Tùy theo chức năng và nhu cầu sử dụng của tầng lửng cũng như diện tích của ngôi nhà mà chúng ta lựa chọn chiều cao tầng lửng hợp lý.
Ở đây tầng lửng có thể được sử dụng làm nơi sinh hoạt chung cho cả gia đình, phòng làm việc, phòng ăn, hoặc có thể sử dụng làm phòng ngủ. Nhiều người Việt còn thiết kế tầng lửng làm không gian thờ cúng. Còn nếu không gian nhà bạn rộng rãi thì tầng lửng có thể trở thành không gian đọc sách, hay đơn giản chỉ là không gian làm đẹp cho ngôi nhà của bạn.
Ưu điểm chiều cao nhà có tầng lửng
Thiết kế nhà có tầng lửng là một trong những cách tối ưu để tăng diện tích sử dụng không gian nhà ở theo chiều cao. Với phương pháp thiết kế nhà có tầng lửng này thích hợp cho những không gian nhà ở có diện tích hẹp hoặc nằm trong những khu vực bị khống chế chiều cao, không đủ không gian sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên thì những ngôi nhà có diện tích lớn cũng có thể thiết kế thêm tầng lửng vì nó có những ưu điểm sau:
- Khi công trình bị giới hạn chiều cao thì việc thiết kế tầng lửng để tăng diện tích sử dụng cũng là việc làm cần thiết. Ở không gian tầng lửng có thể dùng để bố trí các không gian chức năng như phòng khách, phòng bếp – ăn, phòng sinh hoạt chung.
- Khi diện tích nhà ở không rộng lắm, tầng 1 cần không gian để xe, làm nhà kho hay khu vực bán hàng thì chúng ta cũng có thể chuyển không gian bếp ăn lên tầng lửng.
- Thiết kế tầng lửng tiết kiệm rất nhiều chi phí cho chủ đầu tư so với việc thiết kế thêm tầng.
Quy định chiều cao tầng lửng hợp lý
Việc sử dụng và quy định chiều cao tầng lửng hợp lý còn phụ thuộc vào sở thích, quan điểm thẩm mỹ cũng như kết cấu kỹ thuật của các tòa nhà mà có những trang trí, thiết kế khác nhau cho không gian tầng lửng này. Đối với những ngôi nhà ở vị trí mặt ngõ, mặt đường, mặt phố có nhu cầu sử dụng tầng 1 làm không gian kinh doanh thì chúng ta có thể thiết kế không gian tầng lửng làm khu bếp – ăn hoặc phòng nghỉ ngơi để tiện quan sát xuống không gian kinh doanh phía bên dưới.
Còn đối với những ngôi nhà rộng thì chủ nhà lại muốn thiết kế tầng lửng như một không gian trang trí cho ngôi nhà thêm đặc biệt và độc đáo hơn, cũng thể hiện được cá tính riêng của gia chủ.
Quy chuẩn chiều cao tầng lửng
Để không gian tầng lửng hợp lý thì các bạn nên lựa chọn quy chuẩn chiều cao tầng lửng theo công thức sau:
- L là lộ giới phía trước nhà
- H: Độ cao quy định tính từ mặt vỉa hè đến sàn tầng 1
Chiều cao tầng lửng hợp lý được chia thành 3 trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: L<3,5m: H= 3.8m
Ở trường hợp 1 này do chiều cao tầng 1 bị hạn chế nên không thể làm được tầng lửng. Nếu có làm tầng lửng thì không gian ấy cũng chỉ trở thành nơi chứa đồ mà không thể ở hay sinh hoạt được ( vì chiều cao tầng lửng dưới 1.5m khi đi lại sẽ bị đụng đầu).
Trường hợp 2: 3.5m<L<20m: H= 5.8m
Ở trường hợp 2 này các bạn có thể làm tầng lửng với chiều cao từ 1.8m đến 2.0m. Tầng trệt ở dưới vẫn còn chiều cao khoảng 3.2 – 3.5m nên làm tầng lửng là hoàn toàn hợp lý và không hề ảnh hưởng gì cả.
Trường hợp 3: 20m<L: H= 7.0m
Ở trường hợp thứ 3 này các bạn có thể làm chiều cao tầng lửng này bình thường như các tầng lầu khác. Chiều cao tầng lửng hợp lý ở đây có thể được thiết kế từ 2.8-3m. Lúc đó không gian tầng trệt ở dưới vẫn có chiều cao bình thường khoảng 4.0-4.2m. Nếu tầng lửng được sử dụng với mục đích làm bàn thờ hay nhà kho thì chỉ nên thiết kế tầm 1.5-2m.
Chiều rộng của tầng lửng
Ngoài việc tuân thủ những quy định chiều cao của tầng lửng ở trên thì bạn còn phải chú ý đến việc thiết kế chiều rộng của tầng lửng sao cho không gian sinh hoạt trên tầng lửng này được tiện nghi và thoáng đãng, đạt được các mục đích sử dụng của chủ nhà mà không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Các chuyên gia đều thống nhất rằng chiều rộng của tầng lửng lý tưởng nhất là chiếm từ 1/2 đến 1/3 tổng diện tích xây dựng tầng trệt. Các chuyên gia cũng lưu ý với bạn rằng không nên xây dựng tầng lửng quá 80% diện tích tầng trệt. Nếu xây dựng như thế sẽ làm ảnh hưởng đến bố cục cũng như thẩm mỹ hay chi phí xây dựng không cần thiết.
Tuy nhiên bạn cần phải đặc biệt lưu ý đến chiều cao cũng như diện tích tổng thể khi thi công tầng lửng. Nếu việc xây dựng không gian tầng lửng này làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính của ngôi nhà thì bạn có khả năng sẽ bị phạt vì hành vi xây dựng trái phép.
Thiết kế cầu thang tầng lửng
Khi thiết kế cầu thang tầng lửng người ta thường lựa chọn các loại cầu thang nhỏ gọn, ít bậc và chiếm ít diện tích. Các loại cầu thang đơn giản bằng gỗ, sắt, inox là những loại phù hợp cho không gian tầng lửng này. Màu sắc của các loại cầu thang tầng lửng cũng nên đơn giản, không màu mè sặc sỡ. Hơn nữa cầu thang cũng nên đặt sát tường để không gian tầng trệt được gọn gàng và không bị phân chia một cách bất hợp lý. Việc lựa chọn cầu thang tầng lửng cũng nên lưu ý để không ảnh hưởng đến không gian khác và mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
Lựa chọn vật liệu để xây dựng tầng lửng
Ở không gian tầng lửng này chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn các vật liệu xây dựng tầng lửng như gỗ, bê tông hay sắt nhẹ. Bên cạnh đó nên lựa chọn kính để không gian tầng lửng trở nên thông thoáng hơn.
Để làm nổi bật cho không gian tầng lửng này cũng như làm cho không gian trở nên thoáng mát thì việc lựa chọn đồ nội thất trang trí ở tầng này cũng khá quan trọng. Bạn không nên sử dụng quá nhiều vật liệu bằng gỗ để tránh cho không gian trở nên chật chội. Vật liệu lý tưởng nhất ở đây là kính trong suốt sẽ làm cho không gian trở nên rộng hơn.
Đồ nội thất ở tầng lửng
Ở tầng lửng này nên lựa chọn các đồ nội thất nhẹ nhàng, đơn giản và gọn gàng cũng là sự lựa chọn để không gian tầng lửng thêm rộng rãi và thoáng mát hơn.
Việc lựa chọn sử dụng màu sắc cũng có ảnh hưởng không ít đến không gian tầng lửng này. Các bạn nên lựa chọn các tông màu sáng hoặc trung tính ví dụ như màu trắng, kem, vàng nhạt,.. cùng ánh đèn dịu dàng khiến căn gác bớt chật chội và bí bách.
Chúng tôi vừa gợi ý cho các bạn chiều cao tầng lửng hợp lý và một số cách khiến căn gác lửng của bạn trở nên thông thoáng và hấp dẫn hơn. Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi các bạn sẽ biết cách lựa chọn cho mình chiều cao cũng như cách thiết kế tầng lửng thật đẹp cho ngôi nhà của mình.
Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Tìm hiểu và lựa chọn kích thước cửa chính theo phong thủy