Cách Tính Diện Tích Mái Nhà – Một Số Loại Mái Nhà Thông Dụng

5/5 - (10 Đánh Giá)

Cách tính diện tích mái nhà sao cho có được các thông số chính xác nhất. Từ đó lập được dự toán chi phí cho phần mái nhà là điều cần thiết để có được dự toán chính xác cho ngôi nhà đang muốn xây dựng của bạn.

Một ngôi nhà có diện tích mặt sàn hình chữ nhật là 80 m2. Trong đó kích thước dài rộng của ngôi nhà là 20m x 4m, chiều cao kéo từ kèo thép đến đỉnh mái là 2m. Vậy diện tích mái ở đây là bao nhiêu ? Cách tính diện tích mái nhà như thế nào?

Cách tính diện tích mái nhà chuẩn xác áp dụng

cách tính diện tích mái nhà
Công thức áp dụng để tính diện tích mái nhà

Cách tính diện tích mái nhà theo như chú thích trên hình vẽ : a là chiều cao từ đỉnh kèo thép đến đỉnh mái, b là một cạnh của phần mái, c là ½  chiều rộng mặt sàn. Từ đó có thể suy ra c = 2m.

Mái tôn và khung kèo thép tạo thành một tam giác. Trong đó chiều chiều cao hạ từ đỉnh tới kèo thép chia mái thành 2 tam giác vuông đều nhau. Áp dụng công thức tính cạnh huyền tam giác vuông ta được:

b^2 = a^2 + c^2 = 2^2 + 2^2 = 8 m => b xấp xỉ bằng 2,82 m

Đây cũng chính là độ dài chiều dốc mái tôn. Từ các số liệu trên ta có cách tính diện tích mái nhà là :

( 2 x Chiều dốc mái tôn x Chiều dài mặt sàn ) = 2 x 2,82 x 20 = 112,8 m2

Cách tính chi phí xây nhà theo diện tích mái

cách tính diện tích mái nhà
Nhà đẹp mái thái

Trong dự toán chi phí xây dựng thì ngoài diện tích mái còn có diện tích mặt sàn cần phải tính toán chính xác. Cụ thể như sau, ở đây chúng tôi ví dụ một cách tính để các bạn tham khảo.

  • Móng băng từ 30% – 50% diện tích
  • Móng cọc BTBT ( chưa tính cọc )
  • Sân thượng MBTCT từ 50% – 70% diện tích
  • Mái tôn từ 30% – 50% diện tích
  • Tầng hầm từ 140% – 200% diện tích
  • Diện tích xây dựng các tầng, kể cả chuồng cu, cầu thang đều tính 100% diện tích.

Ví dụ : Quy mô công trình là 5 x 20 = 100m2. 1 tầng hầm + 3 lầu + 1 sân thượng . Đơn giá trọn gói là 5.000.000đ/m2.

cách tính diện tích mái nhà
Nhà cấp 4 mái thái 2 phòng ngủ 85m2

Theo như form tính toán như trên chúng ta có cách tính diện tích mái nhà như sau :

  • Móng băng  50% x 100m2 = 50m2
  • Tầng hầm :  200% x 100m2 = 200m2
  • Lầu 1 :  100% x 100m2 = 100m2
  • Lầu 2 :  100% x 100m2 = 100m2
  • Lầu 3 : 100% x 100m2 = 100m2
  • Sân thượng :  70% x 100m2 = 70m2

=> Tổng diện tích xây dựng = 50m2 + 200m2 + 100m2 + 100m2 + 100m2 + 70m2 = 620m2

=> Tổng chi phí = 620m2 x 5.000.000 = 3.100.000.000 đ ( Ba tỷ một trăm triệu Việt Nam đồng )

Như vậy, với cách tính diện tích xây dựng nhà dân dụng như trên thì gia chủ sở hữu lô đất có diện tích mặt sàn 100m2 sẽ phải chi trả ba tỷ một trăm triệu , trong đó gói thầu trọn gói đã bao gồm thiết kế nội thất cơ bản.

Một số lưu ý khi thiết kế mái nhà

cách tính diện tích mái nhà
Lưu ý khi thiết kế nhà ở mái ngói đẹp

Theo phong thủy thì mái nhà là một nơi quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến phong thủy của cả ngôi nhà. Đây được coi là nơi tụ khí, làm ảnh hưởng đến các thành viên trong quá trình sinh sống trong ngôi nhà đó. Chính vì thế khi thiết kế biệt thự phần mái nhà thích hợp không chỉ làm cho căn nhà thêm đẹp mà còn đem lại cho gia đình một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.

Hiện nay mái nhà có thiết kế rất đa dạng nhằm đáp ứng được nhiều nhu cầu trong cuộc sống cũng như sở thích của từng thành viên. Tuy nhiên mái nhà phải đáp ứng được 3 yêu cầu dưới đây:

Mái nhà phải thoát nước nhanh

cách tính diện tích mái nhà
Nhà mái thái giúp thoát nước nhanh

Trước đây ông cha ta thường dùng rơm, rạ để lợp mái nhà vì đây là chất liệu ngậm nước giúp ngôi nhà luôn mát mẻ, lại có khả năng thoát nước mạnh. Tuy nhiên ngày nay khi xã hội phát triển thì con người lại lựa chọn nhiều vật liệu khác như ngói, tôn, tấm lợp sinh thái hoặc đổ bê tông mái bằng,…Tuy nhiên dù có sử dụng loại vật liệu gì thì cũng phải đảm bảo được độ dốc cũng như thiết kế thoát nước nhanh.

Mái nhà phải đảm bảo cách nhiệt cao

Ngoài yếu tố thoát nước thì việc đảm bảo cách nhiệt với môi trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần phải chú ý. Vì thế nên lựa chọn những vật liệu cách nhiệt để điều hòa không khí trong nhà.

Mái nhà phải chắc chắn, đảm bảo an toàn tuyệt đối

Vì hệ thống mái nhà có ảnh hưởng trực tiếp đến những người sống ở đó. Vì thế phải đảm bảo thi công mái nhà chắc chắn và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Giới thiệu một số loại mái nhà

Mỗi loại mái nhà đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Mỗi loại mái sẽ phù hợp với từng loại diện tích, kiến trúc,…khác nhau. Cùng theo dõi một số loại mái nhà dưới đây nhé.

Nhà mái bằng

cách tính diện tích mái nhà
Thiết kế nhà ở mái bằng hiện đại

Đây là loại mái nhà được du nhập vào nước ta từ trào lưu kiến trúc phương Tây. Mái bằng được thiết kế có kiến trúc là một mái liền phủ toàn bộ mái nhà. Nó được đổ bằng chất liệu là bê tông là chủ yếu giúp ngôi nhà bền vững, chống mưa nắng cho mọi người sống trong ngôi nhà đó.

Kiểu nhà mái bằng có thiết kế mái liền giúp nhấn mạnh hơn về hình khối kiến trúc của công trình, mang đến cho công trình một sự hiện đại, sang trọng và trẻ trung. Chính vì thế nó phù hợp với những thiết kế phong cách hiện đại.

Nhà mái bằng có ưu điểm là độ dốc nhỏ dưới 8%. Chính vì vậy nó tránh được gió, chịu được áp lực của gió, bão, cùng kết cấu bền chắc và khả năng chống cháy cao. Không gian này còn có thể sử dụng để làm sân thượng sân phơi,…

Tuy nhiên nhà mái bằng cũng có những nhược điểm như:

  • Do thiết kế bằng bê tông nên ngôi nhà không được mát mẻ như nhà lợp bằng ngói, rạ,…
  • Thiết kế bằng bê tông sẽ làm cho kết cấu nặng hơn so với thiết kế mái khác.
  • Nhà mái bằng tuy không dột nhưng lại chịu ứa đọng nước khi mưa lâu. Chính vì thế việc thấm nước, đọng lâu sẽ làm ố màu dưới trần, nứt tường khi sử dụng được một thời gian. Điều này cũng là nhược điểm của loại mái bằng này.

Nhà mái dốc

cách tính diện tích mái nhà
Mẫu biệt thự với thiết kế mái dốc

Đây là một kiểu mái được sử dụng nhiều nhất trong các kiến trúc nhà ở của người dân Việt Nam từ trước đến nay. Tiêu biểu đó là các mẫu thiết kế nhà cấp 4 với chất liệu mái ngói thông dụng.

Tuy nhiên ngày nay mẫu mái ngói cũng được áp dụng để thiết kế trong các mẫu biệt thự với thiết kế mái giật cấp ấn tượng với thiết kế 2-3 mái giật cấp tạo cho nội thất của ngôi nhà một vẻ bề thế và sang trọng, hiện đại nhất.

Nhà mái lệch

cách tính diện tích mái nhà
Mẫu thiết kế nhà mái lệch đẹp

Các mẫu nhà mái lệch là một loại mái nhà mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Mái lệch thực chất cũng giống với việc đổ mái bằng. Tuy nhiên giữa hai bên mái có độ chênh lệch cũng như độ dốc khác nhau. Chính điều này mang đến hiệu ứng lệch tầng lạ mắt.

Việc thiết kế nhà mái lệch  với các mặt cắt không cân xứng nhưng đầy tính gợi mở về môi trường sống sáng tạo, độc đáo, mang lại phong cách sang trọng cho gia chủ.

Một số loại vật liệu thông dụng cho mái nhà

Vật liệu ngói

cách tính diện tích mái nhà
Nhà cấp 4 mái thái 115m2

Mái ngói vẫn là một lựa chọn thông dụng cho các chủ nhà khi thiết kế mái nhà. Đây là một loại vật liệu không chỉ tạo được vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn làm cho không gian nhà ở được thông thoáng, thoát nước nhanh. Tuy nhiên kiểu mái ngói này dễ bị dột khi trời mưa gây ảnh hưởng  đến các bộ phận khác trong nhà như trần thạch cao, các thiết bị nội thất trong nhà. Chính vì thế nên thi công thật cẩn thận và an toàn cho phần mái này.

Mái được làm từ tôn

Đây là một loại mái có chi phí rẻ cũng như  thời gian thi công nhanh hơn mái ngói. Không chỉ thế với mẫu mã đa dạng mái tôn mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian sử dụng. Đây là loại mái phù hợp ở các không gian như nhà xưởng, nhà kho,…Vì tính chống nóng không cao nên mái tôn không được sử dụng nhiều để ở.

Với những thông tin ở trên chắc quý khách hàng đã tìm hiểu được cách tính diện tích mái nhà cũng như hiểu biết được một số loại mái nhà phổ biến hiện nay. Chúc các bạn sở hữu được một không gian nhà ở hoàn hảo nhất.

Tác giả

  • KTS Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts