Chiều dày sàn nhà dân dụng là một yếu tố quyết định hàng đầu cho việc tồn tại bền vững của một công trình nhà ở nào đó. Nhưng chọn chiều dày sàn nhà dân dụng như thế nào cho hợp lý để công trình bền vững và hợp lý, tiết kiệm thì luôn là vấn đề khiến các đơn vị xây dựng đau đầu.
Việc tìm ra một công thức để có một số liệu chính xác cho chiều dày sàn nhà dân dụng sẽ giúp các đơn vị thi công có được một số liệu chính xác để xây dựng. Sau đây Architec Việt sẽ giới thiệu cho bạn công thức chọn chiều dày sàn nhà dân dụng hợp lý nhất.
Trong quá trình xây dựng nhà dân dụng thì phần sàn nhà là bộ phận quan trọng nhất. Chúng đảm nhiệm vai trò là có thể giúp cho công trình nhà ở đó chịu được những trọng tải và sức ép lên đó. Hơn nữa nó có thể giúp phân phối của tính tải trọng ngang, cũng như làm cân bằng vững chắc được tính ổn định của tổng thể ngôi nhà.
Tiêu chuẩn chiều dày sàn nhà dân dụng
Chiều dày sàn nhà dân dụng là một yếu tố quyết định hàng đầu cho việc tồn tại bền vững và an toàn cho một công trình nhà ở. Việc chọn chiều dày sàn nhà dân dụng còn ảnh hưởng đến tính kinh tế của công trình.
Nếu chọn chiều dày sàn nhà dân dụng quá bé thì có thể làm cho độ cứng của công trình không được đảm bảo. Còn ngược lại nếu chiều dày sàn nhà quá lớn sẽ làm tăng tải trọng, hơn nữa còn gây lãng phí về kinh tế vì khối lượng bê tông cốt thép tăng cao.
Thông thường thì chiều dày của sàn nhà dân dụng sẽ phụ thuộc vào kích thước nhịp, độ cứng của dầm, tải trọng tác dụng, mác bê tông, loại thép và hàm lượng thép. Tuy nhiên để tính chính xác chiều dày sàn nhà dân dụng cần phải áp dụng công thức cụ thể.
Yêu cầu cơ bản về chiều dày sàn nhà dân dụng
Để đảm bảo được chất lượng cũng như sự an toàn cho công trình thì chiều dày sàn nhà dân dụng phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
- Cách âm và cách nhiệt tốt: Đây là một trong những yêu cầu quan trọng khi thiết kế chiều dày sàn nhà dân dụng. Phải thiết kế sao cho khi đi lại, làm việc hay nghỉ ngơi thì các tầng sẽ không bị ảnh hưởng lẫn nhau.
- Đảm bảo cường độ và độ cứng chịu tải trọng của bản thân cùng tường vách đặt trực tiếp lên sàn, tác động của con người vật dụng lên sàn đảm bảo sàn an toàn tuyệt đối.
- Một số yêu cầu tối thiểu khác như khả năng chống thấm, chống cháy, chống ăn mòn.
- Đảm bảo tính kinh tế: Sàn nhà dân dụng là một bộ phận chiếm khá nhiều kinh phí của công trình. Vì vậy phải tính toán hợp lý để tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên không được quá tiết kiệm mà phải đảm bảo được an toàn cho người sử dụng.
Cách tính chiều dày sàn nhà dân dụng
Theo thống kê thì khối lượng bê tông dùng cho sản xuất chiếm 30% khối lượng bê tông công trình. Vì vậy việc chọn chiều dày sàn nhà dân dụng hợp lý là yếu tố quan trọng để quyết định tính kinh tế của công trình.
Tuy nhiên nhiều công trình chưa thực sự quan tâm đến con số này. Một số công trình chọn chiều dày sàn nhà dân dụng quá bé sẽ không đảm bảo được độ cứng, còn một số công trình lại chọn chiều dày sàn nhà quá lớn vừa tăng tải trọng vừa làm tăng lượng bê tông và thép. Dưới đây Architec Việt sẽ giới thiệu cho các bạn phương pháp chọn chiều dày sàn nhà dân dụng.
Bạn đang thắc mắc và cần tư vấn về thiết kế nội thất nhà phố 30m2 hiện đại? Hãy liên hệ với chúng tôi để tư vấn ngay!
Yếu tố phụ thuộc chiều dày sàn nhà
Chiều dày sàn nhà dân dụng phụ thuộc vào các yếu tố đó là: Độ cứng của dầm, tải trọng tác dụng, mác bê tông, loại thép, hàm lượng thép. Các phương pháp chọn chiều dày sàn nhà dân dụng thường chỉ xét thông số cơ bản nhất là nhịp.
- Chọn chiều dày sàn nhà dân dụng theo sách:
Sàn bê tông cốt thép toàn khối công thức là: h =(D/m)Lng (1)
Trong đó:
Trị số hmin quy định đối với từng loại sàn: 5cm đối với mái; 6cm đối với sàn nhà dân dụng.
Lng là chiều dài cạnh ngắn tính toán của ô bàn. Trị số D = 0,8 – 1,4 phụ thuộc vào tải trọng.
Trị số m chọn trong khoảng 30 -35 với bản loại dầm
Trị số m chọn trong khoảng 40-45 với bản kê bốn cạnh, chọn m bé với bản kê tự do, m lớn với bản liên tục. - Chọn chiều dày sàn nhà dân dụng tối thiểu theo AIC:
Đối với bản kê bốn cạnh hay loại bản dầm, AIC đưa ra trị số hmin theo điều kiện độ võng phụ thuộc cả vào độ cứng của dầm và loại thép- Khi 0,2 < α < 2,0 chiều dày sàn không nhỏ hơn:
h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in. (2)
- Khi α>2, chiều dày sàn không nhỏ hơn:
h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in. (3)
Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sànα = EdJd/EsJ
Với 2 công thức chọn chiều dày sàn nhà dân dụng thì chắc quý vị và các bạn đã tìm được cho mình cách tính số liệu phù hợp trong việc xây dựng bê tông cốt thép.
Một số kinh nghiệm đổ bê tông sàn nên biết
- Khi đổ bê tông sàn nên đổ theo hướng giật lùi và thành một lớp.
- Để đổ bê tông dễ dàng nhất nên chia mặt sàn thành từng dải, mỗi dải rộng khoảng từ 1-2m sau đó đổ lần lượt từng dải một.
- Đổ bê tông sàn đến khi cách dầm chính 1m thì bắt đầu đổ dầm chính.
- Khi đổ bê tông mặt trên cốp pha sàn từ 5-10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn.
- Sau khi dầm dùi kỹ thì dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt.
- Không được cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha.
- Lưu ý các công việc đầm, gạt mặt, xoa phải được tiến hành ngay lập tức.
1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt
Đây cũng là câu hỏi của nhiều chủ đầu tư trước khi đi vào thi công cho căn nhà của mình. Việc tính toán tốt các loại vật dụng xây dựng giúp bạn tính chính xác được trọng tải công trình để đổ các cột dầm sao cho sức chống đỡ tốt nhất.
Một công trình kiên cố được tạo nên từ các vật liệu như bê tông, sắt, thép,…Khi xây dựng công trình thì sắt là một trong những vật liệu quan trọng để đảm bảo được yếu tố an toàn cho công trình. Có nhiều cách tính 1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt được chủ thầu áp dụng.
Đa phần các chủ đầu tư thiết kế hồ sơ thi công hoàn chỉnh, rồi sau đó sẽ yêu cầu các nhà đầu tư bó dự toán chi tiết công trình. Với cách làm này, nếu thực hiện chuẩn xác thì sẽ sát thực tế và ít rủi ro cho cả nhà thầu và nhà đầu tư. Theo các kiến trúc sư, cách tính toán trong xây dựng chính xác nhất vẫn là bóc tách khối lượng lập bảng dự toán chi tiết công trình, dựa trên hồ sơ thi công và quy mô của từng công trình khác nhau.
Tính toán 1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt
Đây là một công việc hết sức quan trọng. Việc tính toán được 1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt sẽ giúp được bạn dự toán chi phí gần đúng và quản lý được vật liệu tốt hơn trong quá trình xây dựng.
Bạn có thể tham khảo giá trị tính toán sau:
- Sàn: 120 – 150 kg/m2
- Cột: 200 – 250 kg/m3 đối với nhịp > 5m và 170 – 190 kg/m3 đối với nhịp < 5m
- Dầm: 180 – 200 kg/m3
- Vách: 180 – 200 kg/m3
- Cầu thang bộ: 120 – 140 kg/m3
- Móng: 100 – 120 kg/m3
Để tính toán 1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt còn phải dựa vào đặc điểm riêng biệt của từng công trình mới có thể tính toán được. Nếu bạn không có kiến thức chuyên môn hoặc không có những kinh nghiệm thực tế thì việc tính toán này khá khó khăn.
Nếu tính toán sai lệch có thể sẽ gây nguy hiểm cho công trình. Vì vậy bạn nên tìm đến đội ngũ kiến trúc sư để được hỗ trợ một cách tốt nhất, đảm bảo an toàn cho công trình của bạn.
Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Chiều cao tầng lửng – Những nguyên tắc khi thiết kế chiều cao tầng lửng