Thiết kế hệ thống thông gió nhà ở thông minh và hoàn hảo nhất

Thiết kế hệ thống thông gió nhà ở hiện nay rất quan trọng, nhất là đối với các không gian nhà cao tầng, nhà phố chật hẹp hay không gian nhà xưởng. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những lợi ích và phương pháp thiết kế hệ thống thông gió nhà ở thông minh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Mục Lục

Hệ thống thông gió nhà ở là gì?

Hệ thống thông gió nhà ở là khả năng kiểm soát và điều khiển gió tự nhiên đi vào trong công trình, làm mát và sạch không khí đem lại cảm giác thông thoáng, thoải mái cho các công trình nhà ở.

Hệ thống thông gió nhà ở được thiết kế với mục đích chính là tạo không gian thông thoáng cho ngôi nhà, giúp loại bỏ những mùi khó chịu, hơi ẩm mốc, đưa không khí tươi mát bên ngoài vào. Ngoài ra nó còn duy trì sự lưu thông không khí trong ngôi nhà, ngăn chặn được tình trạng trì trệ của không khí bên trong khiến sức khỏe của con người tốt hơn.

Giải pháp thông gió cho nhà ống.

hệ thống thông gió nhà ở
Hệ thống thông gió nhà ở

Đối với các ngôi nhà ống với diện tích mặt tiền nhỏ, cùng sự bí bách khi các ngôi nhà sát nhau. Các không gian trong nhà ống gần như bị bít kín, ít cửa sổ và các cửa sổ ấy cũng không có chức năng trao đổi không khí với bên ngoài.

Thường thì các tòa nhà này sẽ sử dụng máy điều hòa thường xuyên để làm lạnh, tạo cảm giác mát mẻ. Tuy nhiên việc sử dụng điều hòa thường xuyên như thế sẽ gây hại đến sức khỏe con người, nhất là người già và trẻ nhỏ thường xuyên ở trong nhà. Vì thế giải pháp sáng tạo ra hệ thống thông gió nhà ở sẽ tạo ra bầu không khí trong lành, giữ gìn sức khỏe cho con người, lại tiết kiệm được điện năng cho gia đình.

Nếu biết những phương pháp thông gió sẽ tạo được không gian thoải mái trong nhà. Dưới đây là những lợi ích mà hệ thống thông gió mang lại cho nhà ống:

  • Hệ thống thông gió nhà ở tạo nên điều kiện sống thân thiện với môi trường.
  • Tiết kiệm được tiền bảo trì hệ thống điều hòa trong nhà.
  • Tiết kiệm điện năng sử dụng.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Giải pháp cho hệ thống thông gió trong nhà cao tầng.

hệ thống thông gió nhà ở
Hệ thống thông gió nhà cao tầng
  • Giải pháp quy hoạch tổng thể: Ở các căn nhà cao tầng có thể thiết kế hệ thống sân, vườn, ao hồ. Vì hệ thống sông, hồ, thảm thực vật có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng gió thổi đến. Quá trình bốc hơi của các bề mặt nước sẽ sinh ra hơi ẩm, sẽ làm giảm nhiệt độ không khí trong môi trường.
  • Chọn hướng cho công trình: Cần nghiên cứu những hướng đón nhiều gió để đảm bảo được năng lượng gió được nhận cho công trình.
  • Bố trí các công trình trong khu vực: Đối với các nhóm nhà có chữ U,V,L thì sẽ có tác động làm thay đổi hướng gió, tạo được môi trường và tốc độ gió cho các công trình.
  • Hình khối công trình: Nên lựa chọn thiết kế theo hướng gió ưu tiên cho mùa hè. Ngoài ra kết hợp giữa hiệu quả thông gió tự nhiên do áp lực gió và thông gió tự nhiên do áp lực nhiệt để đảm bảo yêu cầu thông gió tự nhiên cho các không gian.
  • Bố trí các không gian chức năng cho tổng thể công trình: Không gian chức năng chính ở đây bao gồm:  Vị trí của hệ thống giao thông theo phương đứng và theo phương ngang, vị trí của các căn hộ trong bố cục tổng thể, vị trí của các không gian mở có tác động tích cực trong việc thay đổi hướng và áp lực gió từ tự nhiên thổi đến được các căn hộ có vị trí không thuận lợi trên tổng thể công trình, vị trí của các hệ thống kỹ thuật cơ bản và hệ thống kỹ thuật hỗ trợ.
  • Bố trí theo bề mặt của căn hộ tiếp cận với môi trường tự nhiên: Điều này tùy thuộc vào các yếu tố như :  Cấu trúc hình khối của công trình, vị trí cụ thể của căn hộ trong mặt bằng tầng so với phương hướng điạ lý, diện tích và số các phòng chức năng trong căn hộ, hay các hệ thống kỹ thuật thiết.

Giải pháp thông gió cho nhà xưởng.

hệ thống thông gió nhà ở
Hệ thống thông gió nhà xưởng

Thiết kế hệ thống thông gió cho nhà xưởng là bắt buộc. Nó vừa có tác dụng làm thông thoáng cho không gian nhà xưởng, tạo sự thông thoáng cho môi trường làm việc, lại vừa giảm những rủi ro cháy nổ do không gian chật chội bí bách mang lại. Dưới đây là phương pháp thiết kế hệ thống cho nhà xưởng:

  • Phương pháp thông gió tự nhiên: Việc thông gió tự nhiên tạo sự thông thoáng cho môi trường làm việc. Nó được thông gió bằng cách bố trí cửa lấy gió, thải gió một cách hợp lý, giúp không khí lưu thông tuần hoàn tốt nhất. Phương pháp này có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp, lại không tốn tiền cho các thiết bị động cơ. Tuy nhiên phương pháp thông gió tự nhiên này lại có nhược điểm là hiệu suất không cao vì còn phụ thuộc nhiều vào không gian sử dụng hay hướng gió.
  • Phương pháp thông gió cơ khí không sử dụng kênh dẫn gió: Phương pháp này khá giống thông gió tự nhiên. Tuy nhiên nó khác ở chỗ là ta đặt quạt hút trên tường. Khi những chiếc quạt hút gió hoạt động sẽ tạo ra sự chênh áp bên trong gió xưởng, sau đó gió bên ngoài sẽ tự động tràn vào để thay thế lượng khí thải đã rút ra.
  • Phương pháp thông gió cơ khí sử dụng kênh dẫn gió: Hệ thống thông gió làm mát hoạt động theo nguyên lý hút không khí tươi từ bên ngoài, lượng không khí này sẽ được thổi qua một màng lưới làm bằng giấy có dạng tổ ong.

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho các bạn phương pháp thiết kế hệ thống thông gió nhà ở. Hi vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có những phương pháp phù hợp cho nhà ống, nhà cao tầng hay nhà xưởng của bạn.3

Nếu các bạn muốn tìm hiểu về những mẹo xây nhà có thể tham khảo thêm bài viết: Sử dụng sơn chống nóng loại nào tốt nhất và có hiệu quả không?

Rate this post

Tác giả

  • KTS Trương Văn Tuyền

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tuyền đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng & ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tuyền đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tuyền có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tuyền đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tuyền không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.