Sức Chịu Tải Cực Hạn Của Cọc Là Gì?

5/5 - (10 Đánh Giá)

Sức chịu tải cực hạn của cọc là gì? Mỗi loại cọc được áp dụng vào từng thời gian, tùy vị trí mà sẽ mang đến những lợi ích khác nhau. Đặc biệt đối với việc xây dựng móng công trình, thực hiện tính toán sức chịu tải của cọc sẽ ảnh hưởng khá lớn, nếu không kịp thời điều chỉnh khi sai sót sẽ khiến chất lượng công trình bị ảnh hưởng.

Sức chịu tải của cọc là gì?

Sức chịu tải của cọc được biết đến là khả năng gánh chịu các phần lực của một phần hoặc toàn bộ công trình. Thông thường, sức chịu tải của cọc phần lớn phụ thuộc vào chất liệu cọc và nền đất.

Thông thường, nền xây dựng cứng sẽ mang đến hiệu quả xây dựng cao hơn, gia tăng khả năng chịu lực, tăng độ kết cấu cho công trình. Đối với những nơi đất nền yếu, việc cắm cọc, xây dựng nền móng cần được cân nhắc thật kỹ.

Tại sao phải tính toán sức chịu tải của cọc?

Tính toán sức chịu tải của cọc đóng vai trò rất quan trọng vì nó đảm bảo tuổi thọ, chất lượng công trình, độ thẩm mỹ, độ an toàn cũng như giải quyết bài toán kinh tế. Nhờ việc xác định được sức chịu tải của cọc, người ta có thể tính toán được số lượng cọc cần thiết để sử dụng cho móng công trình.

Nếu sức chịu tải của cọc không đủ đáp ứng tải trọng công trình, số lượng cọc sử dụng không đủ sẽ khiến cho công trình dễ bị sụt lún, nghiêng đổ sau một thời gian sử dụng, gây mất an toàn. Ngược lại, nếu số lượng cọc lớn sẽ gây ra lãng phí.

Sức chịu tải cực hạn của cọc là gì?
Sức chịu tải cực hạn của cọc là gì?

Việc tính toán sức chịu tải của cọc cũng giúp nhà thầu và thợ xây chọn được chất liệu đóng cọc phù hợp nhất cũng như phương pháp thi công ép cọc, bố trí cọc hiệu quả, tiết kiệm nhất. Chính vì thế, biết được cách tính toán sức chịu tải của cọc là vô cùng cần thiết.

Cách tính toán sức chịu tải của cọc

Quy trình tính toán sức chịu tải của cọc đòi hỏi phải căn cứ vào các số liệu thực, quy trình tính toán nghiêm túc, tỉ mỉ để đưa ra số liệu chính xác và đáng tin nhất. Như đã nói ở trên, sức chịu tải của cọc sẽ dựa theo đất nền và vật liệu của cọc.

Tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền

Việc tính toán sức chịu tải của cọc dựa theo đất nền sẽ được thực hiện theo công thức sau:

Qa = (γo /γn).(Rc,u/γk ) – Wc

Trong đó:

γo: hệ số điều kiện làm việc, tính cả các yếu tố làm gia tăng độ đồng nhất của nền sau khi sử dụng cọc.

γn: hệ số tin cậy về tầm quan trọng của công trình, được lấy bằng 1,2;1,5.

γk: hệ số độ tin cậy theo của đất nền được xác định theo TCVN 5574:2012.

Rc,u :sức chịu tải của cọc nén cực hạn.

Wc :trọng lượng của cọc, bao gồm cả hệ số độ tin cậy, bằng 1,1.

25 đóng hạ cọc bằng búa rung

Tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu

Sức chịu tải của cọc bê tông sẽ được tính theo công thức dưới đây:

Pvl = µ.(Rb .Ab+RscAst)

Trong đó:

µ: hệ số giảm khả năng chịu lực do ảnh hưởng của uốn dọc. Được tính theo trong TCVN 5574:2012.

Rb: cường độ chịu nén của bê tông.

Ab: diện tích bê tông cấu thành cột.

Rsc: cường độ tính toán của cốt thép.

Ast: tổng toàn bộ diện tích cốt thép đáp ứng khả năng chịu lực.

Với những thông tin và cách tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu và theo đất nền được đúc kết từ những khảo sát, nghiên cứu, công trình thi công thực tế và kinh nghiệm của những người đi trước, hy vọng rằng bạn đã có được cho mình kinh nghiệm và hành trang trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Để biết chi tiết về thông tin các buổi học cũng như cần tư vấn kỹ hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts