Nhà chữ đinh là một trong những ngôi nhà truyền thống của Việt Nam. Vậy các bạn có biết nhà chữ đinh không? Kiến trúc nhà chữ Đinh có điều gì đặc biệt về vẻ đẹp ngoại nội thất cũng như về mặt bằng công năng? Cùng chúng tôi lần lượt trả lời các câu hỏi trong các thông tin dưới đây nhé.
Thế nào là nhà chữ Đinh
Để tìm hiểu được thế nào là nhà chữ Đinh thì chúng ta cùng nhìn ngắm hình ảnh chữ Đinh trong Hán tự dưới đây. Nhà chữ Đinh được thiết kế theo chữ Đinh. Đó là một kiểu nhà được xây dựng gồm 1 nhà trên và 1 nhà dưới. Căn nhà trên được thiết kế nằm ngang.
Căn nhà dưới nằm xuôi. Đòn dông của hai căn nhà này thẳng góc với nhau giống chữ Đinh nên được gọi là nhà chữ Đinh. Mặc dù hiện nay các ngôi nhà chữ Đinh có nhiều biến thể khác nhau. Tuy nhiên dù có thể hiện như thế nào thì trông chúng vẫn rất cân xứng, rõ ràng dạng chữ Đinh.
Nếu như nhà dưới nằm bên hông phải thì gọi là đinh thuận, lưỡng hợp một âm, một dương không quá chú trọng vào chi tiết. Quy tắc kiến trúc bởi lẽ dạng nhà chữ Đinh tự nó đã là một ngang một dọc, tức là đã hội đủ một âm một dương (cái đạo vợ chồng, hiểu rộng ra là của trời đất, vũ trụ càn khôn).
Hiện nay mẫu nhà này còn khá phổ biến ở các tình miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh khác như đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang,…
Mời các bạn tham khảo một số nhà chữ Đinh mà Architec Việt đã thiết kế tại đây: https://arcviet.vn/mau-thiet-ke-biet-thu-dep/
Đặc điểm của nhà chữ Đinh
Như đã nói ở trên thì nhà chữ Đinh là kiểu nhà có hai căn với căn nhà trên nằm ngang, căn dưới nằm xuôi, đòn dông của hai căn này được thiết kế thẳng góc với nhau giống như chữ Đinh. Đặc điểm của nhà chữ Đinh đó là cửa cái của nhà trên trổ ở chiều dài của ngôi nhà, còn cửa cái của nhà dưới sẽ trổ ở chiều rộng.
Do đó cửa cái ở nhà trên và nhà dưới sẽ được mở ra cùng một hướng, có chung mái hiên trước, tạo được sự đồng nhất cho toàn bộ ngôi nhà.
Nhà chữ Đinh – kiểu nhà truyền thống của Việt Nam
Về thiết kế kiến trúc nhà chữ Đinh thể hiện rất rõ về quan niệm nhà ở truyền thống phong kiến xưa của Việt Nam. Khu vực nhà trên được coi trọng, nó là nơi thờ cúng tổ tiên, sinh hoạt chủ yếu của nam giới nên được thiết kế to, cao và bề thế hơn khu vực nhà dưới.
Nhà dưới là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, là nơi sinh hoạt thường xuyên của người phụ nữ trong nhà. Nó được thiết kế thấp hơn và nhỏ hơn.
Dù nhà bằng vật liệu bán kiên cố hay kiên cố, phần lớn nhà chữ Đinh tại đều thuộc dạng nhà chữ Đinh có cầu nối đặc trưng của miền Trung, tức là nhà có phần trung gian nối vách và mái giữa nhà trên và nhà dưới thành một tổng thể chứ không tách rời nhau.
Không gian nhà trên của nhà chữ Đinh
Nhà trên của nhà chữ Đinh sẽ luôn được thiết kế với diện tích rộng, cùng với vị trí ưu tiên nhất vì đây là nơi thờ cúng, tiếp khách. Đây cũng là nơi nghỉ ngơi của các thành viên nam trong gia đình.
Thường thì nhà trên sẽ được thiết kế thành ba gian hai chái. Gian giữa được thờ phật, hai gian bên thờ ông bà, cha mẹ. Phòng khách sẽ chiếm toàn bộ không gian nửa phía trước của nhà trên. Còn hai gian chái phần phía sau sẽ là hai buồng ngủ.
Nhà trên sẽ có cách bố trí công năng nội thất tùy theo sở thích của từng gia chủ. Tuy nhiên một cách bố trí cơ bản nhất đó là thiết kế một bộ bàn ghế chính giữa, hai bên sẽ được kê bộ phản hoặc đi văng. Không gian trong nhà luôn được thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Không gian nhà dưới nhà chữ Đinh
Phần nhà dưới của nhà chữ Đinh được thiết kế là nơi sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình như ăn cơm, nấu nướng, nơi chứa thóc lúa, ngô khoai,… Thời phong kiến nhà dưới còn bố trí phòng ngủ cho phụ nữ trong gia đình, là nơi sinh hoạt chủ yếu của phụ nữ.
Xây dựng nhà chữ Đinh với diện tích rộng
Để xây dựng được nhà chữ Đinh thì trước tiên gia đình bạn phải có diện tích đất khá rộng. Hơn nữa chi phí cho vật liệu xây dựng khá cao. Chính vì vậy những ngôi nhà chữ Đinh này thời xưa chỉ phù hợp với những ngôi nhà có mức kinh tế khá trở lên.
Có những ngôi nhà chữ Đinh được thiết kế diện tích lên tới 250m2, được xây dựng rất bề thế với những cột gỗ lớn, các bộ phận trang trí tinh tế được chạm khắc tinh xảo. Bạn có thể dễ dàng tìm được các mẫu nhà chữ đinh cổ xưa tại nhiều Nam Bộ với dạng nhà vườn giống nhau.
Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là những mẫu nhà chữ Đinh có kích thước trung bình, mái ngói cổ rêu phong, hiền hòa giữa một vườn cây xanh trĩu quả tạo được một sự bình yên và ấm áp.
Vật liệu xây nhà chữ Đinh
Để trả lời được câu hỏi thế nào là nhà chữ Đinh thì chúng ta cần phải tìm hiểu được vật liệu xây nhà. Vật liệu xây nhà chữ Đinh thường là gạch, lợp ngói hoặc tôn, có dán cột kê tán bằng gỗ quý.
Trên có những bức hoành phi hoặc câu đối nêu cao công đức hoặc tài năng của tổ tiên gia chủ. Vì diện tích và vật liệu khá tốn kém nên nó thường phù hợp với những gia đình khá giả như trung nông, quan lại, địa chủ.
Mái nhà chữ Đinh được lợp bằng ngói liệt với hai lớp dày chồng lên nhau. Với thiết kế kiểu mái này khiến cho ngôi nhà ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè. Ngoài ra thiết kế mái nhà có độ dốc từ 15-30 độ nên chống được những cơn bão, luôn được vững chắc, tiện nghi, kết cấu chặt chẽ.
Ngoài dãy cột chính thì ngôi nhà còn được nâng đỡ bởi dãy cột phụ. Hai dãy cột này được thiết kế để đỡ kèo nhì gác qua. Ở bốn góc nhà có bốn cột quyết để đỡ kèo quyết. Chúng được phân chia thành đông hậu, tây hậu, đông tiền, tây tiền.
Bốn cột đấm ở vách đông, tây đỡ các kèo đấm thả xuôi từ cột chính. Các cột chính và cột phụ chia không gian nhà ra làm ba phần: gian chính giữa lẫn hai gian bên thờ phụng, tiếp khách, còn lại dùng làm nơi ngủ.
Nhà chữ Đinh hiện đại
Chắc hẳn với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên các bạn đã hiểu được thế nào là nhà chữ Đinh. Hiện nay xã hội ngày càng văn minh và phát triển, diện tích đất bị thu hẹp lại vì số lượng người ngày càng gia tăng thì các mẫu nhà chữ Đinh ngày càng hiếm dần.
Một số ngôi nhà chữ Đinh được xây dựng lâu đời đã được đưa vào dạng nhà cổ cần được bảo tồn và gìn giữ.
Mẫu nhà chữ Đinh là kiến trúc truyền thống của Nam Bộ. Nó mang lại những nét đẹp giản dị, tao nhã, ấm áp. Tuy hiện nay rất nhiều mẫu nhà chữ Đinh đã được thiết kế theo những chất liệu bê tông cốt thép, mái thái hiện đại, nhưng đây cũng là cách để phát huy nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Mời các bạn tham khảo bài viết: Ngói âm dương là gì? Những điều cần biết về ngói âm dương