Thiết kế nội thất trường mầm non tác động rất lớn đến quyết định chọn trường cho con của các bậc phụ huynh. Đây cũng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng và cấp độ của ngôi trường đó. Vì vậy, thiết kế nội thất mầm non phải được được nghiên cứu kỹ lưỡng, đầu tư công phu về mọi mặt.
Tiêu chí thiết kế nội thất đẹp cho trường học
Hãy cùng khám phá những tiêu chí thiết kế, thi công nội thất trường mầm non trong việc tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thế hệ tương lai.

Màu sắc
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tò mò và khả năng học hỏi của các trẻ. Với sự sáng tạo, màu sắc nên được chọn sao cho ấn tượng, hài hòa và thu hút. Thông thường, các trường mầm non thường sử dụng các gam màu sáng và tươi mới.

Không gian
Thiết kế không gian cần đảm bảo tính thoải mái và an toàn cho trẻ. Không gian nên được thiết kế mở, thoáng đãng và tránh sử dụng quá nhiều vật dụng nội thất phức tạp, để tránh nguy cơ va chạm khi trẻ vui chơi và hoạt động.

Họa tiết
Sự độc đáo và sáng tạo trong thiết kế nội thất của trường mầm non thể hiện qua việc sử dụng các họa tiết độc đáo như các dụng cụ, vật dụng, hoa lá. Các họa tiết này có thể giúp trẻ áp dụng kiến thức trong học tập một cách thú vị.

Tính an toàn cao
An toàn luôn là ưu tiên hàng đầu trong thiết kế và thi công nội thất trường mầm non. Việc tránh sử dụng các vật dụng sắc nhọn và tạo ra một môi trường không gian an toàn là điều cần quan tâm.

Thiết kế nội thất mầm non theo từng khu vực chức năng
Theo từng quy mô, mục đích sử dụng mà chia trường mầm non thành nhiều khu vực khác nhau: phòng học tập, phòng ăn, phòng ngủ, khu vui chơi. Mỗi khu vực chức năng sẽ có những tiêu chuẩn riêng về công năng, thẩm mỹ.

Thiết kế góc học tập sáng tạo
Trong độ tuổi mẫu giáo, não bộ và trí thông minh của trẻ có thể phát triển mạnh mẽ nếu có một góc học tập phù hợp. Góc học tập của các bé nên được thiết kế với nhiều màu sắc tươi sáng, hình thù ngộ nghĩnh để tạo hứng thú.

Với mỗi độ tuổi sẽ có một không gian lớp học tương ứng. Dù có nhiều khác biệt, song vẫn cần đảm bảo đầy đủ trang thiết bị học tập cho các bé. Lựa chọn dụng cụ học tập an toàn, thân thiện; bàn ghế phù hợp với nhóm tuổi, vóc dáng của học sinh. Bên cạnh đó, yếu tố thông thoáng, gọn gàng với nguồn sáng đầy đủ cũng không thể bỏ qua khi thiết kế nội thất mầm non.

Thiết kế phòng ngủ ấm áp, yên tĩnh
Trái ngược với góc học tập, phòng ngủ của bé nên hạn chế những gam màu sặc sỡ hay những vật trang trí không cần thiết. Thay vào đó, nên sử dụng những gam màu dịu nhẹ để trẻ dễ đi sâu vào giấc ngủ. Diện tích tối thiểu 2m2/bé để con có thể thoải mái nghỉ ngơi, không lo va chạm.

Hãy giáo dục giới tính cho con ngay từ khi nhỏ bằng việc phân chia riêng rẽ khu vực cho bé trai và gái. Việc sử dụng giường lưới là một gợi ý không tồi để giải phóng không gian hiệu quả.
Thiết kế phòng ăn đạt chuẩn
Phòng ăn trong thiết kế nội thất mầm non cần đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng. Nên tách riêng thành một phòng ăn riêng biệt để rèn luyện nề nếp ăn uống cho bé.

Nếu có thể, hãy thiết kế một bàn ăn lớn với đầy đủ dụng cụ tại trung tâm để đảm bảo an toàn. Đồng thời, ưu tiên lát sàn bằng loại gạch chống trơn trượt, dễ vệ sinh vì trẻ khi ăn khó tránh khỏi tình trạng rơi vãi.
Thiết kế nhà vệ sinh tiện nghi
Nhà vệ sinh mầm non vốn là khu vực nhạy cảm, cần chú trọng tới công năng thay vì thẩm mỹ. Thiết kế nên được giản hoá với phần sàn nhám, chống trơn trượt để đảm bảo an toàn cho trẻ khi sinh hoạt độc lập.

Khu vui chơi độc đáo
Thiết kế khu vui chơi cần độc đáo để kích thích được trí tưởng, khả năng quan sát của con. Bạn nên dành một phần diện tích rộng, đủ sáng với nhiều cây xanh thoáng mát cho khu vực này. Đồng thời, sử dụng những vật dụng an toàn, chất lượng, không gây hại tới sức khoẻ của con.



Mong rằng, những mẫu thiết kế nội thất mầm non đẹp, đạt chuẩn trên sẽ giúp chủ đầu tư có thêm nhiều ý tưởng cho dự án của mình. Tuy nhiên, bạn cần một nhà thầu chuyên nghiệp, tận tâm để biến chúng thành hiện thực.