1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch?

“1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch” là câu hỏi mà các gia đình muốn xây nhà luôn quan tâm. Muốn xây nhà hoặc quản lý giai đoạn xây nhà sao cho có hiệu quả và đúng quy trình kỹ thuật thì các chủ nhà cần phải biết cách ước định đúng chuẩn mực các vật liệu như cát, đá, xi măng và gạch.

Đối với những công trình lớn hay nhỏ thì bạn đều phải ước tính trước được 1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch mà bạn cần phải sử dụng cho công trình của mình. Muốn tính được số lượng gạch của toàn công trình thì bạn cần phải tính được xây 1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch.

Nếu như việc tính toán được kỹ lưỡng ngay từ đầu thì công trình của bạn sẽ hoàn thiện một cách dễ dàng hơn, hơn nữa sẽ tránh được việc lãng phí hoặc thiếu nguyên vật liệu làm gián đoạn cho công trình đang xây dựng.

Mục Lục

1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch ?

Khi bạn có dự định xây dựng một ngôi nhà bạn cần biết những kiến thức cơ bản trong xây dựng để nắm được phần nào cách tính chi phí các đơn vị xây dựng đưa ra khi bạn thuê đơn vị tư vấn thiết kế. Một công ty thiết kế nhà đẹp uy tín sẽ tư vấn lên hồ sơ dự toán chi tiết cho bạn và bạn cần một số kiến thức để đối chiếu với các thông tin đó về độ chính xác.

1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch
tường 1m2 bao nhiêu viên gạch

Để tính được xây 1m2 tường cần bao nhiêu gạch bạn cần xác định tường xây là loại tường gì?

Xây tường 10 hay tường 20?

Tường 10 là tường dày 110mm đóng vai trò bao che và thường làm tường ngăn chia trong nhà và tường bao. Ưu điểm của loại tường này là nhẹ, thi công nhanh, đỡ tốn kém, tiết kiệm diện tích. Nhưng nó có nhược điểm là chống nóng, chống ồn, chống ẩm kém, không đảm bảo về mặt an ninh.

 Tường 20 là tường dày 220mm còn gọi là tường chịu lực. Ưu điểm của loại tường này là chống nóng, chống ồn, chống ẩm tốt hơn tường 10, đảm bảo an ninh hơn. Tuy nhiên nó có nhược điểm là thi công chậm, tốn kém hơn, chiếm nhiều diện tích.

Tường nhà thường được phân chia thành 2 loại là tường 1 và tường 2. Tùy theo những vùng miền khác nhau mà có những kích thước và chiều dày khác nhau. Ví dụ với các khu vực miền Bắc thì tường nhà thường tường 1 sẽ có độ dày là 110mm và tường 2 dày 220mm. Tương ứng với nó sẽ là loại gạch có kích thước 6,6 x 10,5 x 22cm.

Cách tính 1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch

Để tính được 1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch cần dựa theo loại gạch mà bạn sử dụng. Tùy theo loại gạch như gạch ống, gạch thẻ, gạch chỉ hoặc tùy theo kích thước viên gạch, hay loại gạch ( thẳng, cong, vặn vỏ đỗ,…) ta mới tính được định mức hao phí số viên gạch khác nhau.

1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch?Thông thường đối với tường 100 thì trung bình trên 1m2 sẽ xử dụng 55 viên gạch. Còn đối với tường 200 thì trung bình 110 viên/1m2, tường 220 thì hơn một chút.

Công thức tính vật liệu xây nhà

Để có một công thức tính vật liệu xây nhà chính xác nhất thì chúng ta cần tính định mức vật liệu xây dựng cần sử dụng cho 1m2 tường và 1m2 sàn bê tông…với phương án mà bạn đã chọn. Sau đó đem nhân lên với diện tích thực tế của ngôi nhà để tạo ra được tổng khối lượng vật liệu cần sử dụng. Các bạn có thể tham khảo định mức vật liệu xây dựng theo bảng sau:

Bảng định mức gạch ống cho 1m2

1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch
định mức gạch ống cho 1m2

Bảng định mức gạch thẻ cho 1m2

1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch
Bảng định mức gạch thẻ cho 1m2

Lưu ý khi tính lượng gạch xây nhà trên 1m2 tường 220

Bên cạnh việc tính toán được số lượng gạch thì trong quá trình xây gạch cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn khác nhau và phải tuân theo những điều kiện kỹ thuật sau đây:

  • Chọn đúng loại gạch và đúng kích thước yêu cầu để đạt được sức chịu đựng và cường độ quy định của công trình. Cần kiểm tra nhanh chất lượng gạch bằng cách bẻ đôi cục gạch để xem mặt cắt có bị lỗ, bộng hay các hạt tạp chất không.
  • Mạch nằm trung bình dày `12mm, mạch đứng dày 10mm. Đây là khoảng cách giữa 2 viên gạch. Mạch dày có giới hạn trong khoảng từ 7mm đến 15mm. Lưu ý đối với gạch xây thì mạch dày nhiều nhất không được vượt quá 12mm.
  • Gạch trước khi xây phải nhúng nước để gạch được ngậm no nước, tránh để gạch khô sẽ hút nước của xi măng sẽ làm giảm chất lượng của công trình. Phải thử độ hút nước của viên gạch. Lưu ý độ hút nước không quá 18% trọng lượng viên gạch.
  • Khi xây những chỗ nhỏ hẹp hơn viên gạch tiêu chuẩn thì nên dùng gạch vỡ để tránh lãng phí. Xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau, xung quanh xây trước, trong xây sau.
  • Khi xây tường 220 thì hàng gạch dưới cùng luôn phải quay ngang. Hàng gạch quay ngang này sẽ phân bố lại gạch xây và chia đều tải trọng sang hai bên.

Xây 1m2 nhà ở hết bao nhiêu tiền?

Để tính được xây 1m2 nhà ở hết bao nhiêu tiền thì ta cần phải biết được giá các loại vật tư xây dựng. Chi phí về nguyên liệu cũng như vật tư xây dựng là những nguồn chi phí cao nhất trong quá trình xây và sửa chữa nhà cửa.

Nếu chủ đầu tư và chủ thầu không thống nhất được giá cả ngay từ đầu thì trong khi thi công có thể gây mâu thuẫn khiến công trình bị chậm tiến độ. Hơn nữa chủ đầu tư còn cần phải bám sát vào bảng dự toán để tính khối lượng các loại vật tư xây dựng cho phù hợp. Ngoài ra sẽ có những phát sinh bên ngoài.

1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch
Tính lượng gạch khi xây 1m2 nhà

Lựa chọn nhà cung cấp gạch xây nhà

Chúng tôi sẽ không đưa ra một giá cả cụ thể cho một vật tư xây dựng nào cả. Vì mỗi nhà cung cấp, mỗi khu vực sẽ có những giá cả chênh lệch nhất định. Bạn có thể tham khảo một số nhà cung cấp gần bạn để tính được chi phí vật liệu xây dựng 1m2 nhà ở.

Chủ đầu tư nên tìm hiểu kỹ đơn vị cung cấp cũng như nhà  thầu để đảm bảo được những chi phí mà bạn bỏ ra được hợp lý nhất, đảm bảo được nguyên liệu cung cấp đầy đủ để đảm bảo được chất lượng cũng như thời gian thi công nhà. Thường thì các bạn nên chọn đại lý cấp 1, hoặc nhờ các nhà thầu để được giá cả ưu đãi nhất.

Giá xây 1m2 nhà ở tại thành phố

Hiện nay giá xây dựng phần thô áp dụng cho các nhà phố và biệt thự ở các thành phố thường ở mức khoảng 3 triệu đồng/1m2 xây dựng. Đây chỉ là một mức giá tham khảo vì nó còn tùy thuộc vào vật liệu mà bạn lựa chọn.

Một số lưu ý khi chọn gạch xây nhà

Việc xây dựng nhà ở đòi hỏi chủ đầu tư phải lựa chọn các vật liệu xây dựng để ngôi nhà được an toàn nhất cho người sử dụng. Nhất là gạch xây nhà sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến ngôi nhà. Đây là các loại gạch cũng như một số lưu ý và kinh nghiệm khi chọn gạch xây nhà.

Gạch đất sét nung
1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch
lựa chọn gạch đất sét nung xây nhà

Đây là loại gạch phổ biến nhất mà rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn từ xưa đến nay. Loại gạch đất sét nung này sẽ có màu đỏ, hoặc màu đỏ sẫm, dùng đất sét đưa vào nung lên. Nó cũng có nhiều loại để gia chủ chọn đó là gạch đặc, gạch rỗng 2 lỗ, gạch rỗng 6 lỗ. Mỗi loại sẽ phù hợp với từng bộ phận của ngôi nhà. Ví dụ, gạch đặc nặng dùng để xây tường chịu lực, chống ẩm chống thấm thường hay sử dụng ở móng nhà, tường móng, tường bao quanh ngôi nhà,…Gạch 2 lỗ và 6 lỗ thường sử dụng ở vị trí không phải chịu lực quá mạnh hay không yêu cầu chống thấm cao…

Gạch không nung
1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch
xây nhà bằng gạch không nung

Đây là các loại gạch được đóng rắn mà không qua nung đốt bằng than hay các nguồn năng lượng gây ảnh hưởng đến môi trường. Nó được chính phủ và các tổ chức môi trường khuyên dùng với ưu điểm là nhẹ, xây nhanh lại bảo vệ môi trường. Tuy nhiên loại gạch này không chịu được trọng tải lớn, chỉ có thể sử dụng ở các công trình nhẹ như quán cafe, quán ăn.

Gạch không nung bao gồm các loại: Gạch xỉ, gạch nhẹ chưng áp, gạch bê tông,…

Trên đây là những thông tin để tính 1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch. Hi vọng với những thông tin trên bạn sẽ có một tính toán gần chính xác nhất cho công trình nhà ở của mình.

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Xây nhà 700 triệu 183m2 – Tư vấn xây nhà năm 2018 rẻ và đẹp nhất

Rate this post

Tác giả

  • KTS Trương Văn Tuyền

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tuyền đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng & ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tuyền đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tuyền có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tuyền đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tuyền không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.