Giải đáp thắc mắc: Nhà 2 cổng tốt hay xấu? Có nên làm nhà 2 cổng không?

Trong phong thủy thì cổng nhà có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngôi nhà. Nếu ngôi nhà được ví như một cơ thể sống thì cổng nhà chính là miệng của ngôi nhà đó. Toàn bộ khí nếu muốn lưu chuyển vào căn nhà đều phải thông qua cửa chính. Vì vậy một ngôi nhà có tránh được những điềm xui xẻo để đón những sinh khí, may mắn hay không phụ thuộc rất nhiều vào cổng chính. Tuy nhiên nhiều gia đình muốn xây nhà 2 cổng vì điều kiện mảnh đất của mình. Vậy hiện tượng nhà 2 cổng tốt hay xấu? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

Vì sao lại mở 2 cổng cho ngôi nhà?

Từ xa xưa thì cổng nhà được cha ông rất coi trọng. Đây là không gian để di chuyển ra vào. Nhất là đối với những ngôi biệt thự thì cổng nhà còn khiến cho ngôi nhà trở nên bề thế và sang trọng. Thường thì một ngôi nhà đẹp sẽ được thiết kế 1 cổng.

nha-2-cong-tot-hay-xau
thiết kế cổng nhà đẹp

Tuy nhiên tùy vào nhu cầu thực tiễn thì một số gia đình phải mở 2 cổng cho ngôi nhà như diện tích nhà quá lớn, hoặc 2 mặt tiền của ngôi nhà đều tiếp xúc với đường lớn. Vì vậy việc mở 2 cổng cho ngôi nhà để tiện sinh hoạt. Tuy nhiên thì nó lại có một nhược điểm đó là nếu xây 2 cổng thì dễ xảy ra đột nhập, trộm cắp, không bảo vệ được cho ngôi nhà.

Vậy nhà 2 cổng tốt hay xấu?

Đầu tiên nói đến mặt an toàn cho ngôi nhà thì chúng ta không nên xây 2 cổng cho một ngôi nhà. Việc xây dựng này sẽ khiến chủ nhà khó bảo vệ và bao quát cho toàn bộ ngôi nhà. Còn theo một số người quan niệm rằng những ngôi nhà 2 cổng sẽ không tốt. Người ta quan niệm lộc vào nhà từ cổng chính sẽ thoát ra ngoài theo cổng sau. Vì vậy tài lộc và tiền của của gia đình sẽ không giữ được. 

nha-2-cong-tot-hay-xau
nhà 2 cổng đẹp

Tuy nhiên những ngôi nhà có 2 mặt tiền đều giáp phố thì gia chủ thường lựa chọn bố trí 2 cổng cho ngôi nhà phân thành 1 cổng chính và 1 cổng phụ. Để tránh những lỗi phong thủy xấu khi xây dựng nhà 2 cổng thì chúng ta sẽ dựa vào những yếu tố khác như hướng cổng, vị trí cổng phù hợp để tránh sự tổn hao tài lộc và có thể đem lại nhiều may mắn cho gia đình.

nha-2-cong-tot-hay-xau
phong thủy nhà 2 cổng

Chúng ta có thể thấy những căn biệt thự thường rất chú trọng đến việc lựa chọn mẫu cổng cũng như việc thiết kế làm thế nào để nổi bật nhất. Theo nhu cầu sử dụng của gia chủ cũng như các yếu tố khách quan về mẫu đất, phong thủy. Chúng tôi tư vấn và lên phương án lựa chọn cách bố trí cổng sao cho phù hợp với nhất với gia chủ. Để thấy được sự đa dạng trong cách bố trí cổng, mời bạn đọc tham khảo 155 mẫu thiết kế biệt thự đẹp với những cách bố trí khoa học và linh hoạt.

Lựa chọn hướng cổng theo phong thủy đem lại tài lộc cho gia chủ

Để trả lời được câu hỏi: “Nhà 2 cổng tốt hay xấu” thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố hướng cổng là quan trọng nhất. Lựa chọn được hướng cổng phù hợp sẽ giúp che chắn và bảo vệ ngôi nhà với các khí xấu và yếu tố xấu bên ngoài. Việc lựa chọn hướng cổng chính sẽ được lựa chọn theo hướng của gia chủ.

nha-2-cong-tot-hay-xau
nhà 2 cổng tốt hay xấu

Theo ngũ hành của từng gia chủ mà có thể lựa chọn được hướng cổng theo phong thủy khác nhau:

  • Những gia chủ mệnh Kim không nên mở cổng hướng Nam. Theo quan niệm về phong thủy thì hướng Nam thuộc hành Hỏa, mà Hỏa lại khắc Kim. Điều đó sẽ gây nhiều bất lợi và điềm xấu cho chủ nhà và các thành viên trong gia đình.
  • Những gia chủ mệnh Mộc không nên lựa chọn mở cổng về các hướng Tây, Tây Bắc. Đây là hai hướng thuộc hành Kim, mà Kim lại khắc Mộc.
  • Người mệnh Thủy không nên mở cổng nhà theo các hướng Tây Nam, Đông Bắc. Đây là 2 hướng thuộc hành Thổ, mà Thổ khắc Thủy.
  • Mệnh Hỏa không nên mở cổng hướng Bắc. Vì hướng Bắc thuộc hành Thủy, mà Thủy khắc Hỏa sẽ gây bất lợi.
  • Những gia chủ mệnh Thổ không nên lựa chọn các hướng Đông, Đông Nam để mở cửa. Đây là những hướng thuộc mệnh Mộc, mà Mộc lại khắc Thổ.

Một số lưu ý khi thiết kế cổng hợp phong thủy

Như đã nói ở trên thị vị trí của cổng liên quan rất lớn đến phong thủy của toàn bộ khuôn viên ngôi nhà. Cổng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy cần tìm hiểu và lựa chọn hướng cổng và vị trí cổng cho phù hợp với tuổi của chủ nhà. Với vị trí cổng phù hợp sẽ mang lại nhiều tài lộc, tăng thêm sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

nha-2-cong-tot-hay-xau
lưu ý khi thiết kế nhà 2 cổng

Nếu chủ nhà thiết kế cổng quá to thì gia chủ sẽ sinh nhiều con gái. Nếu cổng phụ bên trái to thì chủ nhà nhiều vợ, còn cổng bên phải to thì trong nhà có người cô quả.

Trước cổng nhà không nên để các vật nhọn chiếu thẳng vào. Các vật như cây cổ thụ lớn, cột điện,…thẳng nhà sẽ là phong thủy vô cùng xấu. Điều này sẽ khiến cho những người sống trong gia đình dễ mắc phải các bệnh như tim mạch, hoặc dễ gặp các vấn đề về hỏa hoạn. Trong trường hợp này để hóa giải phong thủy thì bạn phải đặt một đôi sư tử đá ở cổng hoặc treo gương bát quái ngoài cổng.

Không được thiết kế cổng sau cao hơn cổng trước

Hai cổng của nhà cần cân xứng, Cổng sau không được thiết kế cao, to hơn cổng trước. Vậy nhà 2 cổng tốt hay xấu? Dù nó không xấu nhưng bạn không nên tùy tiện mở nhiều hơn 2 cổng sẽ khiến dòng khí không tích tụ, dễ phân tán.

nha-2-cong-tot-hay-xau
Không thiết kế cổng sau cao hơn cổng trước

Không được mở cổng thẳng cửa chính của ngôi nhà. Nếu những ngôi nhà bắt buộc phải mở cổng thẳng cửa chính thì bạn nên hóa giải lỗi phong thủy này bằng cách bố trí một số cây xanh trước nhà và cửa nhà luôn khép 1 cánh chứ không nên mở cả 2 cánh.

Nếu ngôi nhà ở cuối ngõ mà làm cổng thì nên xây cổng kín, thường xuyên đóng hoặc khép để hạn chế luồng khí xấu xộc thẳng vào nhà mình. Phía bên ngoài ngay 2 trụ cổng nên xây 2 chậu cây xương rồng có nhiều gai để giảm bớt được phong thủy xấu.

Mời các bạn tham khảo bài viết: Phong thủy phòng ngủ tuổi 1980 mang lại may mắn tài lộc

Lựa chọn đường vào cổng

nhà 2 cổng tốt hay xấu cũng phụ thuộc nhiều lối đi vào cổng. Đường vào cổng phải thoáng, dễ đi lại và lối ra phải sáng sủa. Không nên lựa chọn lối vào cổng có nhiều vật cản như cột, tường, cây lớn,…Những thứ này có thể cản trở khí tốt và tài lộc vào nhà. Lối vào cổng mà chật hẹp sẽ khiến vận khí tốt khó vào được nhà.

nha-2-cong-tot-hay-xau
Lựa chọn đường vào cổng

Ngoài ra cũng không nên trồng những cây rậm rạp ở phía cổng. Nếu nhà nằm trên núi, triền dốc thì ngõ phải có bậc tam cấp. Không được thiết kế quá dốc sẽ khiến gia chủ khó giữ được tiền bạc.

Lựa chọn hình dáng, màu sắc và chất liệu làm cổng

Việc lựa chọn về màu sắc, chất liệu, hình dáng làm cổng cũng rất quan trọng để có thể đánh giá nhà 2 cổng tốt hay xấu. Bạn cần phải xem xét sao cho phù hợp với tuổi và mệnh của chủ nhà. Tuy nhiên thì việc thiết kế cổng còn phụ thuộc vào từng địa phương, vị trí và diện tích đất khác nhau. Ngoài ra, cần phải thiết kế cổng sao cho đảm bảo được an ninh cho mọi người. Chống sự soi mói từ bên ngoài nhưng cũng không quá tách rời với môi trường xung quanh và hài hòa với thiên nhiên.

nhà 2 cổng tốt hay xấu
hình dáng và màu sắc cổng phải thiết kế phù hợp
  • Đối với những chủ nhà mệnh Kim cổng nhà nên lựa chọn hình dáng cong tròn với các màu sắc như trắng, bạc, ghi, xám với những vật liệu thiên về kim loại.
  • Đối với những chủ nhà mệnh Mộc nên lựa chọn những loại cổng làm bằng gỗ, sắt, sơn màu xanh lá cây.
  • Gia chủ mệnh Thủy nên chọn cổng màu xanh nước biển hoặc đen với hoa văn uốn lượn mềm mại.
  • Mệnh Hỏa nên chọn cổng sơn màu đỏ, nâu có nhiều nét nhọn, vát chéo.
  • Còn đối với gia chủ mệnh Thổ nên chọn loại cổng có hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá. Mệnh Thổ nên chọn các màu vàng, nâu là phù hợp nhất.

Thay đổi linh hoạt trong các mẫu thiết kế nhà đẹp.

Bạn có thể thấy 500 mẫu thiết kế nhà đẹp chúng tôi đều tạo ra sự khác biệt dựa trên những nguyên tắc chính để phù hợp với từng gia chủ. Sự linh hoạt trong cách bố trí ngoại thất đến cách bố trí công năng. Từ cuộc sống bạn cần luôn phải thay đổi và khi áp dụng vào công việc cũng cần sự linh hoạt để đạt được hiệu suất công việc cao nhất.

Rate this post

Tác giả

  • KTS Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts