Phương pháp làm khô hố móng bị ngập nước – Lưu ý khi thiết kế móng

Trong quá trình thi công, các chủ đầu tư thường gặp phải một vấn đề khá khó khăn đó chính là khi đào móng thường bị ngập nước do các lý do như mưa bão, hoặc các mạch nước ngầm… Hôm nay Architec Việt gửi đến quý vị và các bạn phương pháp làm khô hố móng khi hố móng bị ngập nước. Mời quý vị và các bạn tham khảo các phương pháp làm khô hố móng để không lúng túng khi công trình nhà mình gặp phải trường hợp như vậy nhé.

Mục Lục

Nguyên nhân hố móng ẩm ướt.

Để loại bỏ nước úng đọng dưới đáy hố móng ở công trình thì trước hết các bạn cần xác định xem nguyên nhân nước từ đâu mà có. Thường thì lượng nước có trong đáy móng công trình là do 3 nguyên nhân chính:

  • Do thời tiết như mưa, bão. Lượng nước mưa tồn đọng sau một trận mưa khi thi công chưa kịp xây móng và lấp đất hố móng.
  • Do móng của công trình nằm ngay trên mực nước ngầm, hay gần sông, suối, các công trình thủy lợi,…
  • Do nguyên nhân không mong muốn nhất đó là lượng nước từ các ống dẫn nước sinh hoạt gần công trình bị vỡ nên xuất hiện một lượng nước vào móng.
phuong-phap-lam-kho-ho-mong
Nguyên nhân hố móng ẩm ướt.

Phương pháp làm khô hố móng do nước mưa

Nếu nguyên nhân hố móng bị ngập nước do mưa, bão, lũ thì phương pháp làm khô hố móng ở đây là nên xem lượng nước ít hay nhiều để sử dụng các công cụ thủ công hay dùng máy bơm để bơm nước từ hố móng ra ngoài. Nếu thi công vào mùa hay mưa bão thì tốt nhất chủ đầu tư nên có sự chuẩn bị trước như làm rãnh thoát nước mưa cách miệng hố móng hay đáy hố móng cho hợp lý.

Phương pháp làm khô hố móng nhanh nhất ở trường hợp này vẫn là dùng máy bơm công nghiệp loại chuyên dụng có thể hút được bùn và đất sét, bơm sạch nước mưa, sau đó phơi nắng nền đất vài ngày cho khô ráo.

phuong-phap-lam-kho-ho-mong
Phương pháp làm khô hố móng do nước mưa

Tuy nhiên đây chỉ là phương án dùng trong trường hợp thời gian mưa ngắn. Nếu mưa cứ kéo dài liên tục thì dù có bơm cạn nước tù đọng thì đất vẫn nhão. Đây là nguyên nhân phá vỡ kết cấu đất khiến các công trình không được đảm bảo an toàn. Trong trường hợp này phải dùng bơm hút cạn nước mưa, sau đó vét sạch bùn nhão rồi rải một lớp cát lên trên để hút ẩm rồi mới được thi công như bình thường.

Phương pháp làm khô hố móng do mực nước ngầm

Nếu do móng của công trình nằm ngay trên mực nước ngầm, hay gần sông, suối, các công trình thủy lợi,… Thì phương pháp làm khô hố móng ở đây còn tùy thuộc vào từng đặc điểm của công trình mà sử dụng các biện pháp sao cho hợp lý nhất.

Nếu lượng nước ngầm quá nhiều và liên tục chảy vào hố móng thì ta có các biện pháp như đóng cọc cừ hay dùng cọc gỗ be lại, sau đó cho gia cố thêm rồi mới dùng máy hút bỏ nước ra. Cần chú ý là lượng nước đó cần được bơm để thoát đi hay di chuyển đi các rãnh nước, các hệ thống cấp thoát nước sao cho hợp lý.

phương pháp làm khô hố móng
Hướng dẫn phương pháp làm khô hố móng

Phương pháp làm khô hố móng do các ống dẫn nước sinh hoạt gần công trình

Khi gặp phải nguyên nhân không mong muốn nhất đó là lượng nước từ các ống dẫn nước sinh hoạt gần công trình bị vỡ. Xuất hiện một lượng nước vào móng thì phương pháp làm khô hố móng ở đây là phải báo với chủ công trình đó để có biện pháp xử lý đoạn cống vỡ đó.

Ở đây ta có thể xử lý nước bằng cách hút nước lộ thiên bằng cách dùng hộ thống hào đào quanh đáy hố móng để thu nước về hố sâu hơn, rồi dùng máy hút hoặc múc nước thủ công bằng tay. Để tránh đất ở hố móng bị rửa trôi, thành hố móng mất ổn định thì giếng thu nước đào sâu hơn đáy hố móng.

phuong-phap-lam-kho-ho-mong
Các phương pháp làm khô hố móng

Khi làm khô nước hố móng mà thấy nước ngầm vẫn chảy ra cùng với bùn, cát thì phải lập tức làm tầng lọc ngược để tránh bùn, cát chảy theo nước làm rỗng nền nhà. Việc làm khô nước hố móng phải được xử lý liên tục đến khi vữa trong khối xây và bê tông móng đạt trên 30% cường độ.

Biện pháp tiêu nước hố móng

Công tác tiêu nước hố móng có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Nó còn phụ thuộc vào kích thước hố móng, biện pháp đào móng, điều kiện địa chất công trình, các công trình xung quanh và nhiều yếu tố khác. Vì vậy trong từng điều kiện khác nhau sẽ có phương pháp làm khô hố móng khác nhau. Các nhà thầu và chủ đầu tư cần cân nhắc lựa chọn các phương pháp để đảm bảo an toàn cho công trình, đảm bảo tiến độ, hiệu quả công việc và đặc biệt phải hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường.

Những lưu ý trước khi đổ móng xây nhà

Khảo sát địa chất:

Địa chất của vùng đất của gia đình các bạn có liên quan đến độ bền của móng. Chúng ta nên chọn những vùng đất có đặc điểm là khô ráo, cứng, dễ thấm nước để giữ móng nhà được kiên cố theo thời gian, ngăn ngừa tình trạng ngập úng. Cần tránh những loại đất xốp, đất sét vì nó mềm, dễ sụt, lún.

phuong-phap-lam-kho-ho-mong
Những lưu ý trước khi đổ móng xây nhà

Lựa chọn thiết kế phù hợp:

Hiện nay có rất nhiều thiết kế cho nhà dân dụng. Bạn có thể lựa chọn được mẫu phù hợp nhất. Bạn có thể nhờ tư vấn ở các đơn vị thiết kế để ngôi nhà của bạn có được độ an toàn tuyệt đối.

Mời quý vị và các bạn tham khảo: Sự cố và biện pháp thi công móng đơn khi gặp nước ngầm

Khi đổ móng nhà cần lựa chọn nhà thầu uy tín

Nhà thầu chính là người nắm vai trò quyết định sự hình thành cũng như độ bền vững cho ngôi nhà của bạn. Ngoài ra họ còn đảm bảo cho ngôi nhà của bạn những điều sau:

  • Công trình được thi công đúng tiến độ
  • Vật liệu xây dựng tốt.
  • Không xảy ra những tranh chấp, khiếu nại về sau.

Giám sát thi công chặt chẽ

Đừng nên quá tin tưởng về nhà thầu mà bỏ qua khâu này. Tốt nhất bạn vẫn nên cử người nhà theo dõi để đảm bảo họ sẽ làm được theo đúng ý của bạn. Hãy phản ánh ngay với nhà thầu khi có những điều không hiểu.

phuong-phap-lam-kho-ho-mong
Khi đổ móng nhà cần lựa chọn nhà thầu uy tín

Làm móng nhà cần tránh điều gì

Muốn có được ngôi nhà an toàn, bền vững theo thời gian thì móng nhà phải được thiết kế và thi công một cách cẩn thận nhất. Vì vậy khi gia đình bạn làm móng nhà cần tránh một số điều sau:

Tránh đất nhão, đất xốp

Không nên sử dụng đất sét làm móng nhà vì nó có kết cấu quá chặt, khả năng hút nước kém, sau một thời gian sử dụng thì nhà ở dễ bị ẩm thấp, gây ra nấm mốc, mối,muỗi,…

Đất xốp cũng không thích hợp để làm nhà vì nó khó có thể chịu được sức nặng của ngôi nhà khiến ngôi nhà tăng khả năng gây lún, nghiêng, đổ.

Móng nhà tránh mạch nước ngầm quá cao gây ẩm thấp

– Vị trí nước ngầm dưới đất càng thấp càng tốt. Tốt nhất nên thấp hơn móng nhà 0.5m để tránh cho tình trạng nhà không bị lạnh lẽo, ẩm thấp, nghiêng lún hay ô nhiễm nguồn nước.

phuong-phap-lam-kho-ho-mong
Móng nhà tránh mạch nước ngầm quá cao gây ẩm thấp

– Tránh sử dụng thiết kế không phù hợp

– Tùy theo khu vực đất mà lựa chọn những móng nhà phù hợp nhất. Các móng nông với độ sâu từ 1,2 – 3,5m thường sử dụng cho các công trình chịu tải trọng nhỏ, trung bình, xây dựng thấp tầng.

– Với móng sâu thường sử dụng cho các công trình nhà nhiều tầng, tải trọng lớn. Loại móng này không nên xây dựng ở những nơi có mạch nước ngầm lớn.

Loại đất thích hợp nhất để làm móng nhà đó là đất cát. Đây là loại đất kiên cố khiến nhà ở không bị nghiêng, lún về sau. Ngoài ra đất cát khô ráo, có khả năng chống thấm cao, có lợi cho sự sinh sôi và phát triển của sinh vật – có tác dụng tự làm sạch đất.

Rate this post

Tác giả

  • KTS Trương Văn Tuyền

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tuyền đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng & ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tuyền đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tuyền có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tuyền đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tuyền không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.