Kinh nghiệm thi công nhà liền kề đảm bảo tối đa sự an toàn

Nhà liền kề (nhà ống, nhà phố) là những công trình kiến trúc có chiều ngang tương đối hẹp, nằm liền sát nhau. Chính vì vậy, thi công nhà liền kề cũng có những yếu tố rất đặc thù. Gia chủ cũng như người thi công cần phải nắm bắt rõ để đảm bảo quá trình thi công an toàn và chất lượng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hay phương pháp xây dựng, thi công mẫu nhà này hiệu quả.

Thi công nhà liền kề thường dễ bị “đền tiền” vì xây dựng vượt quá khổ đất. Các phần mái, đường ống thoát nước, ban công… do diện tích xây dựng bị hạn chế. Vì thế, để tránh việc tranh chấp sau khi hoàn thiện công trình cần đặc biệt lưu ý khi xây dựng nhà liền kề. – Chia sẻ bởi KTS Nguyễn Quốc Tuấn.

Tìm hiểu khái niệm về nhà liền kề

thi-cong-nha-lien-ke-an-toan
Nhà liền kề là mẫu nhà được xây dựng bố trí theo kết cấu cố định có sẵn.

Nhà liền kề là mẫu nhà được xây dựng bố trí theo kết cấu cố định có sẵn. Những ngôi nhà nằm liền kề nhau thường có cấu trúc giống nhau. Chúng được khá nhiều hộ gia đình có thu nhập cao ưa chuộng sử dụng trong vài năm gần đây. Hoặc những khu vực có diện tích tương đối nhỏ, xây dựng sát vách nhau và thường không có khoảng trống giữa 2 tường nhà.

Thiết kế và thi công nhà ảnh hưởng như thế nào đến nhà liền kề

Xét về mặt địa lý, tại các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh… Những khu vực này đều nằm trên địa chất yếu với tầng bùn sâu sau lớp đất sét, chịu lực có bề dày từ 3,5m – 7m. Các ngôi nhà cũ 2, 3 tầng hầu hết sử dụng móng nông và truyền tải trực tiếp vào lớp đất này. Sau nhiều năm sử dụng, nếu có một tác động nào như xây dựng công trình mới hay tháo dỡ công trình cũ. Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà liền kề xung quanh. Vì động chạm đến nền đất cũng như hệ móng của chính công trình đó.

thi-cong-nha-lien-ke-an-toan
thi công nhà ảnh hưởng trực tiếp đến nhà liền kề

Ngoài ra, nền đất có thể bị chồi lên (khi tháo dỡ) hoặc lún xuống khi xây dựng công trình mới. Sự lún hoặc chồi lên của nền khiến công trình liền kề chịu một tác động nhất định. Không chỉ xuất hiện các dấu hiệu như nứt, vỡ tường, dầm, sàn mà nguy cơ đổ sập rất cao.

Vậy thi công nhà liền kề cần lưu ý những vấn đề gì?

Sử dụng trống văng giữa 2 nhà để đảm bảo an toàn cho nhà liền kề

Xây dựng và thi công nhà liền kề hiện nay thì việc sử dụng trống văng là điều quan trọng và cần thiết cho mỗi công trình. Bởi nó sẽ đảm bảo tối đa sự an toàn cho các mẫu nhà liền kề xung quanh. Đa số các trống văng sử dụng trong các mẫu nhà liền kề đều bằng chất liệu thép không chỉ bền vững mà còn đảm bảo chất lượng.

các bước cơ bản khi thi công nhà ở
Sử dụng trống văng giữa 2 nhà để đảm bảo an toàn cho nhà liền kề

Không đào móng quá sâu, sâu hơn móng nhà bên nếu chưa có biện pháp cừ

Gia chủ cần tránh không được đào móng quá sâu so với móng nhà bên đã xây dựng. Hoặc nếu muốn đào móng sâu để công trình thêm sự chắc chắn thì cần có biện pháp cừ sao cho phù hợp. Việc ép móng cừ sẽ giúp ngôi nhà của mình cũng như các công trình liền kề đảm bảo sự chắc chắn, chống sụt lún sau 5 – 10 năm sử dụng.

thi-cong-nha-lien-ke-an-toan
Không đào móng quá sâu, sâu hơn móng nhà bên nếu chưa có biện pháp cừ

Dùng cừ thép ép sát từ 3 – 4m vào móng nhà bên cạnh

Đây cũng là biện pháp được nhiều nhà thầu và chủ đầu tư sử dụng khi thi công nhà ở đặc biệt là các mẫu nhà liền kề. Việc làm này giúp công trình thêm sự chắc chắn và chất lượng hơn. Mà không cần sự hỗ trợ nhiều từ các yếu tố bên ngoài.

Xem thêm: Các bước cần chuẩn bị khi thi công nhà ở không thể bỏ qua.

thi công nhà liền kề
Dùng cừ thép ép sát từ 3 – 4m vào móng nhà bên cạnh

Đảm bảo hệ thống giàn giáo đủ tiêu chuẩn, ưu tiên giàn giáo bằng thép

Hệ thống giàn giáo là thành phần không thể thiếu của bất cứ một công trình xây dựng nào khi bước vào giai đoạn thi công. Hiện nay có 2 loại giàn giáo phổ biến trong xây dựng là giàn giáo thép (sắt) và giàn giáo bằng gỗ. Để đảm bảo sự an toàn và chất lượng tốt nhất khi thi công nhà ở thì gia chủ nên lựa chọn giàn giáo sắt. Bởi loại giàn giáo này vừa đủ độ bền, độ cứng mà quá trình thi công – hoàn thiện được rút ngắn 1 cách tối đa.

lưu ý khi thi công nhà liền kề
Sử dụng cột trống bằng cốt pha thép

Bên cạnh giàn giáo bằng sắt thép, gia chủ cũng có thể lựa chọn giàn giáo gỗ để tiết kiệm chi phí. Gia chủ có thể sử dụng giàn giáo gỗ nhưng cần đảm bảo cây trống đủ to và khoảng cách trống phải từ 50 – 60 mỗi cây.

thi-cong-nha-lien-ke-an-toan
giàn giáo bằng gỗ

Khoan mồi nếu ép cọc, tránh các vật dụng rơi vãi

Việc làm này để đảm bảo không bị ảnh hưởng đến các mẫu nhà liền kề xung quanh. Bởi sự dồn nén của các nền đất sẽ khiến các mẫu nhà của hộ liền kề dễ phồng nền, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình cũng như cuộc sống sinh hoạt của gia đình.

lưu ý thi công nhà liền kề
Khoan mồi ép cọc bê tông,, tránh các vật dụng rơi vãi

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thiết kế, kết cấu điện nước khi thi công

Thi công nhà dân dụng nói chung và nhà liền kề nói riêng, gia chủ cũng cần đặc biệt quan tâm đến hồ sơ kiến trúc, kết cấu, điện nước… Đây là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một công trình hoàn hảo.

thi-cong-nha-lien-ke-an-toan
bộ hồ sơ thiết kế đầy đủ
thi-cong-nha-lien-ke-an-toan
bản vẽ kết cấu
thi-cong-nha-lien-ke-an-toan
bản vẽ điện ổ cắm đầy đủ
lưu ý khi thi công nhà liền kề
bản vẽ kiến trúc mặt bằng tầng 1

Thiết kế và thi công nhà liền kề đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại khi mà nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao trong khi diện tích đất lại đang dần thu hẹp. Hãy đến với Architec Việt để được đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi lên phương án thi công an toàn và tiết kiệm nhất.