15+ Loại Bàn Thờ Trong Nhà Đẹp

5/5 - (10 Đánh Giá)

Mỗi gia đình thường bài trí một bàn thờ trong nhà. Tại Việt Nam thì bàn thờ được sử dụng cho mục đích tín ngưỡng, tôn giáo và được đặt ở nơi trang trọng nhất của kiến trúc nhà ở. Trên bàn thờ được đặt các đồ thờ và vật phẩm thờ cúng. Để có thể hiểu rõ hơn về các loại bàn thờ cũng như mục đích của việc sử dụng từng loại bàn thờ đó. Hãy cũng Architec Việt tham khảo một số thông tin hữu ích dưới đây.

Việc đặt bàn thờ đúng cách không chỉ giúp gia chủ thể hiện lòng thành kính, rước tài lộc, may mắn. Bên cạnh đó còn tránh được rủi ro, vận hạn đến với gia đình.

Bàn thờ gia tiên

Đây là loại bàn thờ rất phổ biến đối với người dân Việt Nam. Vậy bàn thờ gia tiên có ý nghĩa gì? Nó được bài trí và sắp xếp như thế nào trong nhà ở hiện nay?

bàn thờ trong nhà
đặt bàn thờ gia tiên trong nhà

Bàn thờ gia tiên là gì?

Gia đình Việt thường đặt một bàn thờ gia tiên trong nhà theo phong tục thờ cúng tổ tiên đã có từ lâu đời. Tùy theo diện tích của ngôi nhà, cách bài trí của ngôi nhà mà bàn thờ gia tiên cũng có những cách sắp xếp và trang trí khác nhau. Bàn thờ gia tiên chính là nơi tưởng nhớ và thờ cúng ông bà, tổ tiên đã khuất trong nhà.

Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên

bàn thờ trong nhà
bàn thờ gia tiên tại Việt Nam

Loại bàn thờ này thường được chủ nhà lựa chọn ở vị trí sạch sẽ, cao ráo và yên tĩnh trong nhà. Trên bàn thờ thì bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, chỗ thắp nến. Ngoài ra các đồ thờ cúng cơ bản không thể thiếu đó là hương, hoa trên bàn thờ gia tiên, chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm mâm cỗ mặn vào những dịp như lễ, tết.

Mời các bạn tham khảo bài viết: Đặt bàn thờ gia tiên trong nhà ở thế nào là chuẩn nhất.

Bàn thờ Ông Địa

Tìm hiểu về bàn thờ Ông Địa

Chắc hẳn việc thờ cúng Ông Địa cũng không còn xa lạ gì với người Việt. Ông Địa chính là người cai quản đất đai. Công việc chính của người dân Việt từ trước đến nay chính là làm nông. Vì vậy, việc làm này là cầu mong cho đất đai màu mỡ, phì nhiêu.

Không những thế, ông Địa còn là một vị thần, giúp những người sống trên một lãnh thổ thoát khỏi sự quấy nhiễu của ma quỷ. Trên tư tưởng tâm linh đó, việc thờ cúng ông Địa đã được người Việt Nam chú trọng từ nhiều đời. Ngoài ra theo phong thủy, Ông Địa ở trên còn có thể rước tài lộc, may mắn cho gia chủ.

Cách sắp xếp bàn thờ Ông Địa

Vậy bàn thờ Ông Địa nên đặt ở đâu? Khi đặt bàn thờ ông Địa, gia chủ cần đặt theo hướng thẳng ra phía cửa nhà. Nên đặt bàn thờ Ông Địa ở vị trí có vách dựa vào để tạo sự vững chắc cho tủ thờ. Đồng thời việc này cũng mang ý nghĩa, cuộc sống của gia chủ sẽ được yên bình, may mắn.

bàn thờ trong nhà
bàn thờ Ông Địa

Nên đặt bàn thờ Ông Địa theo các hướng Quý Nhân hoặc Thiên Lộc để mọi việc trong gia đình trở nên thuận lợi hơn. Bàn thờ Ông Địa cũng thường được thờ cúng chung với bàn thờ Thần Tài.

Bàn thờ Thần Tài

bàn thờ trong nhà
bàn thờ thần tài

Tìm hiểu về bàn thờ thần tài

Thần Tài theo quan niệm của dân gian từ xưa là một vị thần mang lại tiền bạc và của cải cho mỗi gia đình. Bàn thờ Thần Tài có thể đặt trong gia đình, hay cửa hàng, công ty, doanh nghiệp,…để cầu xin sự phù hộ cho công việc, may mắn, tiền bạc.

Cùng tham khảo bài viết: Hướng dẫn cách đặt bàn thờ thần tài theo tuổi

Cách lập bàn thờ Thần Tài

Vị trí bàn thờ thần tài nên đặt ngay trên nền nhà chứ không phải ở trên cao. Mặc dù bàn thờ Thần Tài để dưới đất nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch.

Vị trí đặt bàn thờ phải được tính theo hướng tốt của chủ nhà, hoặc theo hướng đón khí bên ngoài. Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của các thầy phong thủy để có thể lựa chọn được vị trí phù hợp, mang lại nhiều tài lộc cho gia đình. Tuy nhiên vị trí đặt bàn thờ Thần Tài ở cửa hàng phải đảm bảo quan sát được hết sự ra, vào của khách.

Bàn thờ Phật

bàn thờ trong nhà
bàn thờ phật tại nhà

Khái niệm về bàn thờ Phật

Đối với những người theo đạo Phật thì việc lập bàn thờ Phật có ý nghĩa rất quan trọng. Là Phật Tử, việc thờ Phật nghĩa là luôn tin tưởng và học theo lời dạy của Ngài. Con người sẽ từ bỏ những thói hư tật xấu, mở rộng tấm lòng từ bi, sống hướng thiện hơn.

Cách lập bàn thờ Phật

bàn thờ trong nhà
cách lập bàn thờ trong nhà

Vị trí lập bàn thờ Phật phải ở nơi cao ráo, yên tĩnh. Việc thờ Phật tại gia bảo hộ bình an và cũng có những quy tắc nhất định:

  • Bàn thờ Phật không đặt trong phòng ngủ. Nếu có điều kiện hãy để bàn thờ Phật ở một phòng riêng, yên tĩnh.
  • Một bàn thờ Phật chỉ nên để một bức tượng Phật và thành tâm cầu khấn hằng ngày với hi vọng Ngài sẽ mang đến sự bình an cho cả gia đình.
  • Tượng Phật nên được lau chùi thường xuyên. Vào các ngày rằm và mùng 1 có thể dùng nước thơm tắm tượng. Nếu tượng hỏng thì thỉnh cầu các tăng rước thỉnh thả sông, thay bằng pho khác, nhờ chuyển lên chùa khai quang cẩn thận, không được tùy tiện vứt bỏ.
  • Không được đặt tượng tại những nơi không sạch sẽ, ẩm thấp.

Bàn thờ công giáo

bàn thờ trong nhà
bàn thờ công giáo trong nhà

Khái niệm về bàn thờ Công giáo

Bàn thờ công giáo dành cho những gia đình theo đạo Thiên Chúa. Việc thờ cúng Ngài là lối đường dẫn đưa con người  trở về với Thiên Chúa. Từ nơi sâu thẳm của tội lỗi, con người bước lên sự thánh thiện bằng ân sủng của Thiên Chúa bởi Ngài là “đường, là sự thật và là sự sống”.

Cách lập bàn thờ công giáo

bàn thờ trong nhà
lập bàn thờ Thiên Chúa trong nhà

Mỗi gia đình người Công giáo thường lựa chọn vị trí trang trọng nhất trong phòng khách hoặc phòng thờ trên tầng thượng. Không được đặt bàn thờ Thiên Chúa ở gầm cầu thang, cạnh nhà vệ sinh,…Nếu đặt bàn thờ Thiên Chúa với bàn thờ gia tiên thì vị trí bàn thờ gia tiên phải thấp hơn bàn thờ Thiên Chúa.

Cách trang trí bàn thờ theo Đạo thiên chúa trong lễ cưới hỏi

Như chúng ta đã biết thì việc trang trí bàn thờ theo Đạo thiên Chúa trong lễ cưới hỏi rất quan trọng và vô cùng thiêng liêng. Điều này được coi như sự khởi đầu cho một hôn nhân, vì vậy, các gia đình nên chú trọng và thực hiện.

Hầu hết người theo Công giáo thường không có bàn thờ ông bà Tổ tiên. Tuy nhiên khi làm lễ gia tiên vẫn là một nghi thức quan trọng trong đám cưới hỏi. Vì thế, các gia đình cần lập thêm một chiếc bàn nhỏ đơn giản ngay phía dưới bàn thờ Chúa có thêm hoa, trái cây, lư đồng, đèn cùng 3 nén hương để dâu rể thực hiện phần nghi thức tôn kính với ông bà, Tổ tiên gồm phần lên đèn, thắp hương và vái lạy tổ tiên, ông bà theo phong tục truyền thống.

Bên cạnh đó, các lễ vật khác như mâm hoa quả, hoa cầm tay thì không cần cầu kỳ theo nghi thức truyền thống. Về phần bàn thờ Chúa, gia đình có thể trang trí thêm một ít hoa để thêm phần tươi sáng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không được đặt đĩa hoa quả lên bàn thờ của Chúa.

Bàn thờ vọng

bàn thờ trong nhà
Lập bàn thờ trong nhà

Tìm hiểu về bàn thờ Vọng

Bàn thờ vọng là một loại bàn thờ mà những người sống ở xa quê, ít có điều kiện về nhà trong các dịp giỗ, lễ, Tết. Ngày xưa, bàn thờ vọng chưa phải là phong tục chủ yếu bởi đa số người ta đều sống và sinh cơ lập nghiệp ngay tại quê hương, chỉ có một số trường hợp đặc biệt gọi là biệt quán, li hương.

Cách lập bàn thờ vọng

Người có ý định lập bàn thờ vọng phải trực tiếp về quê để báo cáo với tổ tiên tại bàn thờ chính, xin phép chuyển một vài lư hương phụ hoặc một vài nén hương đang cháy giở đến bàn thờ vọng để thắp tiếp.

Bàn thờ vọng nên đặt ở một phòng riêng biệt để tăng vẻ tôn nghiêm. Khi gia đình không có điều kiện để đặt ở một phòng riêng thì có thể đặt trong phòng khách. Tuy nhiên bàn thờ Vọng phải đặt cao hơn chỗ tiếp khách. Nên hướng bàn thờ về hướng quê để gia chủ vái lạy thuận hướng. Trong trường hợp nhà quá hẹp thì chỉ đặt một lọ cắm hương đầu giường nằm của mình cũng đủ, miễn là có lòng thành kính.

Bàn thờ bà cô ông mãnh

Vì sao lại gọi là bàn thờ bà cô ông mãnh

Bà cô ông mãnh dùng để chỉ những người chết trẻ mà chưa lập gia đình. Dân gian luôn quan niệm rằng bà cô ông mãnh rất linh thiêng. Nếu họ thấy ” hợp ” với người thân nào thì sẽ phù hộ độ trì cho người đó rất nhiều. Không chỉ vậy, họ rất linh thiêng, có thể giúp phù hộ cho cả gia đình. Khi gia đình gặp chuyện không hay về sức khỏe, tài chính,…họ cũng thường cúng bà cô ông mãnh để được phù hộ độ trì cho mọi việc được hanh thông hơn.

Cách lập bàn thờ bà cô ông mãnh

Theo quan niệm bà cô ông mãnh là những người còn ít tuổi nên không thể thờ chung với các cụ và tổ tiên được. Vì vậy bàn thờ bà cô ông mãnh thường được đặt dưới gầm hương án bàn thờ tổ tiên. Nếu đặt trên bàn thờ tổ tiên thì phải thiết kế thấp hơn một bậc.

Nên bài trí bàn thờ bà cô ông mãnh đơn giản. Chỉ đặt bài vị (hoặc ảnh), bát nhang, chén nước, bình hoa, đôi đèn… Người ta cúng vào ngày sóc vọng, ngày kỵ, giỗ Tết giống thờ tổ tiên. Nếu người cúng ngang hàng với bà cô ông mãnh thì chỉ cần khấn mà không cần lễ. Nếu thuộc hàng dưới thì phải khấn và lễ.

Bàn thờ người mới mất

bàn thờ trong nhà
bàn thờ trong nhà cho người mới mất

Tìm hiểu về bàn thờ người mới mất

Người mới mất trong gia đình thường chưa được thờ chung với tổ tiên. Khi đó mỗi gia đình phải lập một bàn thờ riêng tại gian thờ hoặc gian nhà ngang. Sau 3 năm thì những người đó mới được rước lên bàn thờ tổ tiên.

Cách lập bàn thờ người mới mất

Bàn thờ sẽ được bài trí tương đối sơ sài: một bát nhang, bài vị (hoặc ảnh), lọ hoa, chén nước, ngọn đèn…Dân gian tin rằng trong vòng 49 ngày đầu mới mất họ còn quyến luyến người thân nên vẫn còn luẩn quẩn quanh nhà. Vì vậy hàng ngày người ta đều thắp hương, cơm, canh trước khi gia đình ăn để người mới mất được thụ hưởng.

Theo phong tục của người miền Bắc, sau 3 năm khi người mới mất được bốc mộ bát nhang người mới mất sẽ được rước lên bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ người mới mất sẽ được loại bỏ cùng những đồ thờ riêng, đưa ảnh chân dung và bát nhang lên bàn thờ tổ tiên, đặt hàng dưới.

Các mẫu bàn thờ gia tiên được ưa chuộng

Tủ thờ

bàn thờ trong nhà
tủ thờ trong nhà

Các mẫu tủ thờ thường được sử dụng ở các ngôi nhà phố, nhà chung cư với diện tích vừa và nhỏ. Hông và phần dưới của tủ thường thiết kế để chứa đồ như hương đèn, vàng mã, gia phả, sổ sách ghi chép lịch giỗ,…Tủ thờ được trang trí bởi những nét hoa văn phong phú, tinh tế là tôn lên nét trang nghiêm của không gian thờ tự.

Sập thờ

bàn thờ trong nhà
sập thờ bằng gỗ sang trọng

Sập thờ thường được sử dụng ở những ngôi nhà có diện tích lớn. Không gian thờ cúng của sập thờ thường được thiết kế đi kèm với một bàn thờ nhỏ ( hay còn gọi là bàn cúng cơm).

Các mẫu sập thờ phổ biến hiện nay như: Sập thờ chạm mai điểu, sập thờ chạm tứ linh, sập thờ chạm hoa sen. Trong đó sập thờ chạm tứ linh là sập thờ phổ biến nhất.

Bàn thờ án gian

bàn thờ trong nhà
bàn thờ án gian trong nhà

Đường nét ở các mẫu bàn thờ gian án được thiết kế và chạm khắc rất tinh tế. Khách hàng có thể lựa chọn được mẫu bàn thờ gian án phù hợp theo sở thích, kích thước ngôi nhà và phù hợp theo phong thủy.

Các mẫu bàn thờ án gian phổ biến như : Mẫu án gian đục chiện, mẫu án gian mai điểu, mẫu án gian ngũ phúc, mẫu án gian tứ linh hóa, mẫu án gian tứ linh cài chiện…

Bàn thờ ô xa

bàn thờ trong nhà
bàn thờ ô xa

Các mẫu bàn thờ ô xa lại tạo được sự sang trọng cho không gian nhà ở. Các mẫu bàn thờ ô xa được thiết kế rất tinh sảo với nhiều ô bên trong. Các ô có hoa văn họa tiết chạm khắc tinh sảo, sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc phủ hoàng kim, nhìn rất đẹp được bảo quản trong các ô kính nên đồ bền cao, giữ được nét đẹp của các đường nét trạm khắc và màu sơn.

Kích thước bàn thờ gia tiên tiêu chuẩn

Người Việt rất coi trọng về phong thủy của bàn thờ, nhất là đối với bàn thờ gia tiên trong nhà. Việc thiết kế kích thước bàn thờ gia tiên tiêu chuẩn có ý nghĩa rất quan trọng. Thường thì kích thước bàn thờ gia tiên sẽ được thiết kế theo Lỗ Ban để mang đến tài lộc cho con cháu.

Đây là một số kích thước Bàn thờ gia tiên hay dùng nhất theo lỗ ban ( dài x cao x rộng được tính theo mm) mang đến: sự vượng tài, phú quý, hỷ sự, tài lộc, đại cát, quý tử, hưng vượng, đỗ đạt…như sau:

  • 2350 x 1270 x 1270
  • 1970 x 1270 x 1070
  • 1970 x 1270 x 870
  • 1750 x 1270 x 810
  • 1530 x 1270 x 690

Bàn thờ nên làm bằng gỗ gì?

Bàn thờ trong nhà thường được sử dụng chất liệu bằng gỗ. Tuy nhiên không phải loại gỗ nào cũng phù hợp để làm bàn thờ. Chỉ một số loại gỗ tự nhiên được sử dụng. Theo các chuyên gia phong thủy, nếu dùng sai gỗ, hay gỗ tạp, gỗ ghép có thể sẽ ảnh hưởng tới tài vận, may mắn của chủ nhà.

Phải chọn đúng loại gỗ đáp ứng nhu cầu là gỗ quý, thơm, bền chắc, dùng lâu dài. Trong đó, đứng đầu bảng là chất liệu gỗ Mít, đắt hơn thì chọn gỗ hương – hai loại gỗ này đảm bảo độ bền hàng trăm năm.

Những kiêng kỵ gia chủ cần biết khi thiết kế bàn thờ

  • Phòng thờ không nên thiết kế quá sáng sẽ ảnh hưởng đến tính trang nghiêm và yên tĩnh của nơi thờ cúng.
  • Đối với những phòng thờ có diện tích nhỏ chỉ nên chọn những chiếc đèn treo nhỏ để tương xứng với phòng. Không nên chọn những chiếc đèn chùm loại lớn sẽ gây ảnh hưởng đến bố cục của căn phòng.
  • Đèn không được chiếu thẳng vào người ngồi hành lễ cúng bái.
  • Bài vị của tổ tiên không được thiết kế cao hơn tượng Thần, Phật hay Chúa.
  • Bàn thờ chỉ nên thờ 2 họ nội ngoại của chủ nhà.
  • Bàn thờ tổ tiên không đặt ở trung tâm nhà.
  • Không thiết kế bàn thờ tổ tiên đối mặt với bàn thờ Thần, Phật.
  • Không đặt bàn thờ tổ tiên dưới xà nhà sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tài vận của các thành viên trong gia đình.
  • Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao.
  • Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương
  • Không nên đặt bàn thờ Tổ Tiên hướng vào nhà vệ sinh vì đặt cạnh nhà vệ sinh sẽ làm bàn thờ bị ô uế không tốt.
  • Tuyệt đối không nên đặt bàn thờ trong phòng ngủ, những nơi không sạch sẽ.
  • Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.
  • Ngoài ra, bàn thờ cũng phải luôn được giữ sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang.

Chúng tôi vừa mang đến cho các bạn một số thông tin về bàn thờ trong nhà. Hi vọng với những thông tin này các bạn sẽ lựa chọn được mẫu bàn thờ phù hợp nhất cho gia đình mình.

Tác giả

  • KTS. Trương Văn Tiến

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.

    View all posts